Bí ẩn loài ‘mộc tinh’ tuổi thọ lớn nhất Trái đất, tồn tại hàng nghìn năm, xuất hiện trước cả Kim Tự Tháp
Phát hiện tượng chiến binh Maya đội rắn trên đầu / Truyền thuyết về thiền sư ở chùa Thầy, mất đi liền đầu thai thành vị vua 'yểu mệnh' thời Lý
Ở dãy Núi Trắng, bang California, Mỹ có một loại cây vô cùng đặc biệt. Nó được tiến sĩ Edmund Schulman phát hiện ra vào năm 1953, trong lúc ông đang khám phá khu rừng Inyo. Cả một cánh rừng bạt ngàn chỉ có loại cây này. Nó tên là thông Bristlecone, một trong những cây cổ xưa nhất thế giới. Nhiều người còn ví đây là loài “mộc tinh” cổ đại của Trái đất.
Ảnh minh hoạ.
Để nói về tuổi thọ của thông Bristlecone, thật khó để xác định chính xác xem nó xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng dựa vào các vòng gỗ, cây này đã nảy mầm từ năm 3050 trước Công nguyên. Tính đến nay cây Bristlecone già nhất đã ngót nghét nó cũng đã hơn 5.000 năm tuổi, thậm chí con số thực có thể đạt 5.100 tuổi. Tức là từ 5 thế kỷ trước khi người Ai Cập cổ đại xây dựng Đại Kim Tự Tháp Giza, cây thông Bristlecone đã tồn tại.
Tiến sĩ Schilman cho rằng, cây Bristlecone càng thấp, vặn xoắn kỳ quái thì càng già. Trải qua rất nhiều giai đoạn biến đổi thời tiết của Trái đất, thông Bristlecone bắt buộc phải thích nghi mới tồn tại được đến ngày nay. Thớ gỗ dày là một trong những cách tốt giúp thông Bristlecone không bị côn trùng tàn phá.
Nơi rừng thông Bristlecone bị phát hiện là dãy Núi Trắng. Vùng này được tạo từ đất dolomit, rất ít thực vật, thảm thực vật có thể tồn tại ở đây. Vô tình chung, điều đó lại giúp thông Bristlecone giảm bớt đối thủ cạnh tranh. Khả năng sinh tồn của nó xứng đáng được ngưỡng mộ. Khi dưỡng chất dần cạn kiệt, cành lá sẽ rụng dần, chỉ trừ một phần thân lá nhỏ để tiếp tục phát triển mà thôi.
Đáng tiếc là cây thông Bristlecone có tuổi thọ lớn nhất thế giới đã bị đốn hạ để nghiên cứu khi không ai biết về số tuổi thực của nó. Năm đó, nhà khoa học trẻ Currey đã xin được chặt một cây Bristlecone cao hơn 5m, đường kính 6,4m để xem xét những vòng tròn bên trong thân gỗ. Thực tế phần lớn cây đã chết, nhưng vẫn còn một cành dài hơn 3,3m còn sống.
Thân gỗ sau đó được chia làm nhiều phần, chuyển đến các trường đại học ở Mỹ để nghiên cứu. Đến khi nhận ra sai lầm của mình, giới khoa học nói chung, Currey nói riêng chỉ còn biết tiếc nuối. Dù không có hình phạt nào được đưa ra, nhưng phía BQL vườn quốc gia đã tăng cường an ninh để bảo vệ những cây Bristlecone còn lại. Hiện tại cây Bristlecone nhiều tuổi nhất còn sống là Prometheus với khoảng 4.900 tuổi.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…