Bí ẩn nền văn minh cổ đại ngủ yên dưới đáy biển suốt 10.000 năm
Những thành phố cổ kính chôn giấu nền văn minh nhân loại / Có 36 nền văn minh ngoài hành tinh đang tồn tại trong dải Ngân hà?
Khối đá thuộc về nền văn minh cổ đạiđược tìm thấy ở độ sâu 40m trong lòng biển tại một địa điểm mà ngày xưa là hòn đảo mang tên Pantelleria Vecchia Bank, nằm giữa Tusinia và Sicily (còn được gọi là kênh Sicily).
Hai tác giả Zvi Ben-Avraham (Đại học Tel Aviv) và Emanuele Lodolo (Viện hải dương học và địa vật lý Trieste, Ý) đã viết trên Tạp chí Archaeological Science rằng đây là những yếu tố nhân tạo chứ không phải tự nhiên.
Bằng phương pháp địa vật lý và địa chất, các nhà khoa học khảo cổ đã chỉ ra lỗ khoan đi xuyên qua khối đá nặng 15 tấn và hai lỗ khoan khác nằm hai bên khối đá dài 12m, theo báo Thanh Niên.
Khối đá thuộc về nền văn minh cổ được tìm thấy ở độ sau 40m dưới biển. Ảnh Newmax
Hòn đảo Pantelleria Vecchia Bank đã bị chìm sau trận lụt cách đây 9.500 năm vào cuối thời kỳ Glacial Maximum. Daily Mail cho biết đây là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử khí hậu của Trái đất thuộc thời kỳ băng hà cuối cùng khi các tảng băng nổi bật nhất đã tan rã. The Sicilian Channellà khu vực nông của Địa Trung Hải đã chìm xuống như là hậu quả của việc dâng cao mực nước biển. Trước đó, các kênh thuộc vùng nước nông Sicilia đã được kết nối đến Silicy tạo thành bán đảo tách khỏi Bắc Phi chừng 48km.
Việc phát hiện khối đá ngầm bí ẩn được cho là tiết lộ một nền văn minh thời tiền sử từng phát triển thịnh vượng trên hòn đảo núi lửa Pantelleria Vecchia Bank. Tiến sĩ Emanuele Lodolo cho rằng, phát hiện tiết lộ trình độ phát triển công nghệ cao của con người thời kỳ đồ đá giữa tại khu vực kênh Sicily trước khi hòn đảo bị chìm cách đây 9.500 năm. Khối đá được xẻ ra từ một tảng đá nguyên khối cho thấy người cổ có trình độ cao về kỹ thuật xẻ đá, vận chuyển, cắt gọt và tạo thành một tượng đài hết sức ấn tượng.
Tiến sĩ Lodolo nói với Discovery News: Phát hiện này cho thấy sự tiến bộ công nghệ đã đạt được bởi các cư dân Mesolithic ở vùng Sicilian Channel, trước khi hòn đảo bị chìm 9.500 năm trước đây.
Lỗ khoan trên khối đá được cho là do người dân thuộc nền văn minh cổ tạo ra
Các khối đá được đẽo từ một nguyên khối duy nhất, thể hiện nền văn hóa cổ đại đã có thể trích xuất, vận chuyển, cắt và cài đặt các tượng đài phục vụ cộng đồng. Khối đá này đã từng hoạt động như ngọn hải đăng hoặc dấu hiệu cho người đi biển, và thậm chí đó còn là nơi neo đậu cho tàu thuyền.
Hiện thời, các nhà khoa học vẫn chưa biết được khối đá này là duy nhất hay một phần của công trình lớn hơn - điều tương tự quan sát thấy ở quần thể đá Stonehenge ở Anh - công trình tượng đài cự thạch được xây dựng vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên, được Liên Hiệp Quốc công nhận là Di sản thế giới năm 1986, theo An ninh Thủ đô.
Tiến sĩ Lodolo cũng tin rằng công trình giúp lấp đầy lỗ hổng kiến thức về các nền văn hóa cổ trong khu vực. Nhà khoa học lập luận: "Hầu như mọi thứ mà chúng ta biết được về các nền văn hóa thời tiền sử đều xuất phát từ những công trình tượng đài hiện nằm trên mặt đất. Trong khi đó, những phát hiện khảo cổ quý giá nhất lại nằm dưới đáy biển, trên các thềm lục địa của chúng ta. Nếu muốn xây dựng lại nguồn gốc của các nền văn minh ở khu vực Địa Trung Hải, chúng ta phải tập trung tìm kiếm những vùng đất cạn mà ngày nay đã chìm sâu dưới nước".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?