Bí ẩn ngày cuối cùng của Từ Hi Thái hậu và những việc làm không thể lường trước
Bao Công diện đồ họa tiết rồng giống với đế vương nhưng không bị xem là 'phạm thượng'? / Vị thần tiên khiến Tôn Ngộ Không khép nép khi đối diện, Quan Âm Bồ Tát phải nhượng bộ 3 phần là ai?
Từ Hi Thái hậu, một nhân vật quyền lực với 48 năm "buông rèm nhiếp chính" và gây ra nhiều tranh cãi. Những câu chuyện xung quanh Từ Hi Thái hậu luôn trở thành đề tài được quan tâm suốt nhiều thập kỷ qua. Đặc biệt là những ngày cuối cùng của nhân vật quyền lực này.
Theo đó, năm 1908, Từ Hi Thái hậu đối mặt với thực trạng sức khỏe đi xuống sau nhiều năm làm việc lao lực. Vào một ngày, bà thấy đau bụng dữ dội, tiêu chảy không ngừng, 1 ngày đi ngoài đến mười mấy lần. Những ngày tiếp theo, thậm chí còn đi ra mủ và máu.
Dù được nhiều thái y giỏi tìm cách chữa trị nhưng bệnh của Từ Hi Thái hậu vẫn không thuyên giảm mà ngày càng trở nặng. Nhận thấy ngày "gần đất xa trời" không còn xa, Từ Hi Thái hậu đã gấp rút xử lý những việc cần làm trong vội vàng. Trong vòng 2 ngày trước khi qua đời, Từ Hi thái hậu đã làm được nhiều việc gây chấn động.
Thứ nhất, nghi vấn đầu độc vua Quang Tự. Theo nhiều lời đồn chưa được kiểm chứng, Từ Hi thái hậu chính là kẻ đứng sau cái chết của vua Quang Tự. Theo đó, nguyên nhân khiến Từ Hi làm vậy là vì nghe tin vua Quang Tự rất hả hê trước việc bà đã mắc bệnh nặng. Ngày 14 tháng 11 năm 1908, vua Quang Tự qua đời. Được biết, Sau khi khám nghiệm quần áo và tóc của vị vua này, họ đã đưa ra kết luận: trúng độc thạch tín. Cái chết bí ẩn của vua Quang Tự đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Thứ hai, đưa Phổ Nghi nhập cung kế thừa ngai vàng. Do Phổ Nghi còn nhỏ nên chuyện quốc gia đại sự nên Từ Hi đã gửi gắm nhiệm vụ này cho cha của tiểu hoàng đế - Ái Tân Giác La Tái Phong. Tái Phong không chỉ là thành viên hoàng thất mà còn có thực lực, cốt cách, nên quyết định này của Từ Hi được đánh giá là khá sáng suốt.
Thứ ba, là tự lo liệu hậu sự cho bản thân. Từ Hi Thái hậu mong muốn chuyển linh cữu thái hậu từ Từ Ninh Cung đến Hoàng Cực Điện.
Ngày cuối cùng của Từ Hi Thái hậu cũng ẩn chứa nhiều bí ẩn. Theo đó, ngày 14/11/1908, bà làm việc đến khuya rồi đi nghỉ. Vào ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái hậu vẫn dạy từ sớm lo liệu công việc triều đình. Đến giờ trưa, Từ Hi Thái hậu vẫn dùng ngự thiện trong cung như thường lệ. Thời điểm này, bà đột nhiên cảm thấy cơ thể rất khó chịu, không chỉ khó thở mà ngay cả sức để nhấc chân lên cũng không còn nữa. Sau đó, bà ngất xỉu. Khi tỉnh lại, Từ Hi Thái hậu ra lệnh triệu tập các đại thần một lần nữa và bắt đầu ban bố di chiếu, nội dung đại khái là muốn họ vì giang sơn Đại Thanh mà hỗ trợ hết sức cho tân hoàng đế.
Sau khi lo liệu xong mọi việc, Từ Hi Thái hậu quyết định đi ngủ đến chạng vạng tối. Sau giấc ngủ đó, bà đã ra đi mãi mãi. Cái chết của Từ Hi Thái hậu cũng đặt ra nhiều nghi vấn. Người ta kể rằng vào ngày tang lễ của Từ Hi Thái hậu, thời tiết thất thường, lúc nắng lúc mưa, thậm chí còn có cả sấm chớp, dường như là sự trừng phạt của ông trời và sự bất mãn đối với bà. Người xưa cho rằng thiên tượng tượng trưng cho ý trời nên hiện tượng này khiến con người cảm thấy điềm gở, sợ hãi.
Không chỉ vậy, vào thời Trung Hoa Dân Quốc, trộm mộ Tôn Điện Anh đã dẫn quân đến mộ của Từ Hi Thái hậu để trộm vàng bạc và châu báu. Khi mở quan tài, họ vô cùng kinh ngạc vì thấy thi thể Từ Hi vẫn nguyên vẹn, nước da trắng hồng như đang ngủ. Điều này khiến những tên mộ tặc thấy kỳ lạ và sợ hãi.
Từ Hi Thái hậu vào cung thông qua cuộc tuyển chọn tú nữ và trở thành Lan Quý nhân. Sau khi sinh được người con trai duy nhất cho hoàng đế, bà được tấn phong làm Quý phi. Từ Hi Thái hậu trở thành người thống trị quyền lực nhất vào thời kỳ cuối của nhà Thanh khi buông rèm nhiếp chính trong hơn 40 năm. Từ Hi Thái hậu có cuộc sống vô cùng xa hoa và quyền lực. Thậm chí, bà còn bị ví là người chuyên quyền, tàn nhẫn, là nguồn cơn dẫn tới sự sụp đổ của nhà Thanh. Song, cũng có một số lại đề cao những cải cách do bà thực hiện.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán