10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Khổng Minh không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Ảnh màu cực hiếm ghi lại cận cảnh lễ đăng cơ của Hoàng đế Phổ Nghi: Bức thứ 3 chứa chi tiết đắt giá / Tuy Hòa Thân tham lam vô độ nhưng đã làm được một việc có ích cho mọi người tới mãi tận bây giờ
Trang Sohu của Trung Quốc từng đưa ra bảng xếp hạng 10 nhân vật có trí thông minh kiệt xuất nhất lịch sử dân tộc. Là một quốc gia lâu đời, người có thể đứng đầu danh sách này dĩ nhiên không thể là người đơn giản. Vậy người đó là ai?
10. Đệ nhất mưu sĩ Đại Thanh – Phạm Văn Trình (1587 – 1666)
Đây là vị khai quốc công thần nhà Thanh, hậu duệ của Phạm Trong Yêm thời Bắc Tống. Sinh thời, Phạm Văn Trình nổi tiếng túc trí đa mưu, giúp Mãn tộc làm chủ Trung Nguyên, thu phục Hồng Thừa Trù, tạo dựng cơ ngơi nhà Thanh vang danh sử sách. Thậm chí ông còn từng được hoàng đế Thanh triều tôn làm “Tể phụ”.
Ảnh minh hoạ.
9. Thần cơ diệu toán – Lưu Bá Ôn (1311 – 1375)
Lưu Bá Ôn là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất nổi tiếng dưới thời nhà Minh. Ông tinh thông sử sách, hiểu thiên văn, binh pháp. Lưu Bá Ôn từ giúp Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, nổi danh thiên hạ.
Người đời sau tôn Lưu Bá Ôn là Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Lượng, thần cơ diệu toán, lại được xếp vào hàng “tam đại văn thơ” thời đầu nhà Minh.
8. Mưu sĩ nhà Tống – Triệu Phổ (921 – 991)
Triệu Phổ là khai quốc công thần của Bắc Tống, quân sư cho Triệu Khuông Dẫn. Từ bé ông đã bộc lộ tư chất thông minh, sau này giúp nhà Tống giành lấy cơ đồ mà không đổ một giọt máu.
7. Ngọc Tuyền lão nhân – Gia Luật Sở Tài (1189 – 1243)
Gia Luật Sở Tài thường được gọi với danh xưng Ngọc Tuyền lão nhân, là vị tướng nổi tiếng dưới trướng Thành Cát Tư Hãn. Ông từng làm đến chức Trung Thư lệnh, rất được xem trọng vì sự dũng mãnh, tính cách kiêu hùng. Ngoài ra Gia Luật Sở Tài còn giúp Đại hãn đề ra nhiều chính sách đúng đắn giúp cai trị đất nước. Chính tư tưởng của ông đã ảnh hưởng đến pháp luật hiện hành của nhà Nguyên.
6. Danh thần nhà Đường – Ngụy Trưng (580 – 643)
Ngụy Trưng được sử sách ca ngợi là một trong những vị quan can gián nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông còn là một nhà chính trị, sử gia có học vấn uyên thâm. Quan điểm của Ngụy Trưng là không làm trung thần, chỉ làm hiền thần. Chính vì vậy mà nhiều lần ông bất chấp việc vua tức giận vẫn đưa ra lời khuyên thẳng thắn. Ngược lại, Đường Thái Tông về sau hiểu ra lại rất xem trọng sự hi sinh, cống hiến của vị đại thần này.
5. Đại sư phong thủy – Viên Thiên Cương (không rõ năm sinh – năm mất)
Viên Thiên Cương nổi tiếng với tài xem tướng, đoán thời vận… Ông là nhà thiên văn học, chiêm tinh, phong thủy nổi tiếng bậc nhất xứ Trung Hoa. Sinh thời, Viên Thiên Cương từng dự đoán Võ Tắc Thiên là người đàn bà đại phú đại quý qua xem tướng. Ngoài ra ông còn được cho là có tài nghe tiếng gió, xem hướng gió đã đoán được điềm lành hay dữ.
4. Ngọa long tiên sinh - Gia Cát Lượng (181 – 234)
Gia Cát Lượng hay còn được gọi là Khổng Minh là thiên tài kiệt xuất của Trung Quốc. Ông vừa là chính trị gia, nhà quân sự, lại là nhà văn, nhà thư pháp. Sinh thời Khổng Minh có nhiều phát minh vĩ đại đến nay vẫn được nhắc đến như nỏ Gia Cát, ngưu lưu mã, đèn Khổng Minh… Người đời vẫn thường đưa Gia Cát Lượng ra làm chuẩn mực cho sự thông minh, mưu trí, tài ba.
3. Khai quốc công thần nhà Hán – Trương Lương (250 – 186 TCN)
Trương Lương là mưu sĩ xuất chúng, trợ thủ của Lưu Bang. Ông không ham hư vinh, cũng chẳng cầu quyền lực. Bằng chứng là khi già, ông đã từ quan đi ngao du thiên hạ. Hán Cao Tổ từng thừa nhận, việc bày mưu tính kế giúp mình chiến thắng trong cuộc chiến Hán – Sở, công lớn thuộc về Trương Lương.
2. Bách gia chi tổ - Khương Tử Nha (thế kỷ 12 TCN)
Khương Tử Nha là cái tên đã vô cùng nổi tiếng ở khu vực châu Á, vươn tầm ra cả thế giới. Ông là vị quân chủ đầu tiên của nước Tề, được hậu thế tôn là “Tề Thái Công”, “Khương Thái Công”, “Lã Vọng”… Đặc biệt là danh xưng “Bách gia chi tổ”.
Khương Tử Nha được cho là thọ đến 139 tuổi. Ông vô cùng tài trí, là người nghĩ ra nhiều mưu sách giúp Chu vương diệt nhà Thương. Sau này ông còn bộc lộ khả năng quân sự xuất thần. Chưa dừng ở đó, Khương Tử Nha còn có sự ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Quốc. Hệ tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo, binh pháp hầu hết đều lấy tư tưởng của Khương Tử Nha làm gốc.
1. Thủy tổ Đạo gia – Lão Tử (thế kỷ 6 TCN)
Lão Tử là nhân vật gần như không ai không biết, hoặc ít nhất cũng đã từng nghe tên ông 1 lần. Tương truyền Lão Tử sống vào thế kỷ 6 TCN. Ông không chỉ ảnh hưởng đến lịch sử, văn hóa mà còn là nhân vật quan trọng trong tôn giáo ở Trung Quốc.
Lão Tử được xem như một vị thần, người sáng lập ra Đạo giáo. Ông có “Đạo đức kinh” đến nay vẫn được truyền bá và ca ngợi là kiệt tác đệ nhất bàn về triết học Trung Quốc. Những lĩnh vực khác như thiên văn, dưỡng sinh, mỹ học, binh pháp, xã hội học, luân lý học… đều được Lão Tử tinh thông.
Điều đáng nói là sau hàng ngàn năm, triết lý của Lão Tử vẫn đúng và ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Quốc lẫn nhân loại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…