Bí ẩn ngọn núi Tổ linh thiêng nhất Việt Nam: Từng khiến người Pháp sửng sốt, đang thờ vị thần đứng đầu Tứ bất tử
Top những ngôi chùa vừa đẹp vừa linh thiêng ở Châu Á / Đỉnh thiêng Fansipan đẹp hút hồn trong các cuộc thi ảnh quốc tế
Núi Ba Vì.
Ở miền Bắc nước ta có một ngọn núi vô cùng đặc biệt, gần như ai cũng biết hoặc ít nhất đã từng nghe tên. Đó chính là núi Ba Vì. Ngọn núi rộng khoảng 5.000 ha, trong đó 3.500 ha thuộc địa phận Hà Nội, 1.500 ha thuộc về Hòa Bình. Năm xưa Nguyễn Trãi viết về núi Ba Vì trong cuốn “Dư địa chí” như sau:“Núi Tản Viên ấy là núi Chủ (Tổ) của nước Nam ta đó”.
Khác với những ngọn núi khác, núi Ba Vì có hình tựa như chiếc ô xòe ra. Cũng vì thế mà cái tên Tản Viên gắn liền với nó. Dân gian Việt Nam lưu truyền câu nói nổi tiếng liên quan đến ngọn núi Tổ này như sau:“Nhất cao là núi Tản Viên/ Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Mặc dù thấp hơn Tam Đảo nhưng núi Tản Viên là nơi ngự của Đức Thánh Tản Viên nên nhân dân tôn vinh là ngọn núi cao nhất, thiêng nhất.
Núi Ba Vì gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, là nơi ở của Sơn Tinh – vị thần trị thủy thuở sơ khai. Đến tận bây giờ, những di tích như bãi Đá Chông, dãy Gò Choi, tre Ngòi Lạt, núi Đá Chèm, dãy Gò Choi đều còn tồn tại, đây là vết tích của cuộc trị thủy xưa kia. Tầm ảnh hưởng của Đức Thánh Tản Viên là vô cùng lớn ở Việt Nam. Ngài được tôn đứng đầu trong bốn vị thánh bất tử của nước ta, bao gồm: Đức Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh.
Nói núi Ba Vì bí ẩn bởi bao đời nay nơi đây có ý nghĩa đặc biệt về phong thủy, tín ngưỡng của người Việt. Núi có 3 đỉnh nổi tiếng là đỉnh Vua, Tản Viên và Ngọc Hoa. Chân núi có đền Hạ, lưng chừng lại có đền Trung, đỉnh núi thì có đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh. Ngoài ra trên dãy Ba Vì còn còn hệ sinh thái phong phú, đa dạng.
Khi đến Việt Nam, người Pháp rất chú ý đến dãy núi đặc biệt này. Năm 1902, Công sứ Pháp ở Sơn Tây là Theodore Muselier đã cùng một số người hầu đến núi Ba Vì thám hiểm. Nhóm người này muốn đến nơi thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh. Khi đứng trước ngôi đền, ai nấy đều phải sững sờ, thán phục vì người Việt Nam xưa đã huy động biết bao nhân lực, tốn không biết bao thời gian, nguy hiểm để vận chuyển vật liệu lên núi xây đền.
Vị công sứ Pháp và đoàn tùy tùng còn gặp hiện tượng kỳ bí như sau:“Rồi tôi miên man nghĩ về vị thánh được thờ trong đền. Đang chìm vào suy nghĩ, bỗng nhiên tôi giật mình khi nhìn một quầng sương như một chiếc thuyền khổng lồ màu bạc lao thẳng đến. Cú va chạm nhẹ nhưng thảng thốt đầy cảm xúc. Vừa kịp thấy cái lạnh phả vào mặt, tôi đã thấy nắng rực rỡ bừng lên. Sương bị nắng bào mòn, mỏng như khói bao phủ lên cây rừng khiến màu xanh của đại ngàn bỗng chốc bị đổi màu giống như một tấm ảnh cũ vì thời gian. Vài phút sau cảnh vật bật nét trở lại, xanh ngắt”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này