Khám phá

Bí ẩn tấm áo "nàng tiên cá" xuất hiện trong hàng loạt mộ cổ

Các nhà khoa học đã tìm cách tái hiện lại byssus, còn được gọi là "lụa đại dương", "lụa của nàng tiên cá", xuất hiện trong các huyền sử như một vật quý giá và đã từng được tìm thấy trong nhiều ngôi mộ cổ xa hoa.

Bí ẩn hình xăm lâu nhất thế giới trên xác ướp Ai Cập từ 5.200 năm trước / Liệu sự như thần, chỉ bằng 1 hành động, Gia Cát Lượng chết đi rồi vẫn có thể bảo vệ con cháu mình giữa thời thế rối ren

Byssus, loại vải thần bí do các nền văn minh cổ đại tạo nên từng được các học giả Hy Lạp cổ đại mô tả là "một loại len biển, mọc tự do trong đồng cỏ của Eurynome. Eurynome là một nữ thần trong tôn giáo cổ của Hy Lạp, mà biểu tượng của bà chính là một nàng tiên cá.

Bí ẩn tấm áo nàng tiên cá xuất hiện trong hàng loạt mộ cổ - Ảnh 1.

Sinh vật biển lạ lùng Pinna nobilis đã tạo ra loại "lụa của nàng tiên cá" từ chính chất keo giúp nó bám vào các bề mặt - Ảnh: ACIENT ORIGINS

Theo bài viết của nhà nghiên cứu Maura Andreioni, thạc sĩ lịch sử cổ đại từ Đại học Bologna (Ý), cho tờ Acient Origins, đồ tạo tác cổ nhất được làm từ "lụa của nàng tiên cá" là một bộ trang phục tang lễ khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, được khai quật tại Aquincum (Budapest ngày nay), nhưng các nhà sử học cho rằng từ trước Công Nguyên, nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã lộng lẫy trong một bộ lễ phục may bằng byssus quý giá.

Đi tìm nguồn gốc loại lụa truyền thuyết này, một số nhà khoa học đã tìm hiểu và đi đến kết luận loại tơ kỳ lạ này đến từ một loài nhuyễn thể biển tên là Pinna nobilis.

Bí ẩn tấm áo nàng tiên cá xuất hiện trong hàng loạt mộ cổ - Ảnh 2.

Một chiếc găng tay bằng byssus, vẫn còn mềm mịn sau rất nhiều năm nằm trong mộ cổ - Ảnh: ACIENT ORIGINS

Trong đó, nhóm khoa học dẫn đầu bởi tiến sĩ Nils Horbelt từ Viện Nghiên cứu Max Planck (Đức) đã phân tích cấu trúc của "tơ" Pinna nobilis vài xác dịnh được tuy bản chất chỉ là một chất keo để loài nhuyễn thể này tự đính dính mình vào đá, gỗ và các sinh vật khác, nhưng các sợi từ keo này cực kỳ dai, có thể tự tiêu tán năng lượng của các sóng va chạm, phát sinh từ sự sắp xếp bán tinh thể của các protein đặc biệt bên trong chất keo này.

Các nghiên cứu lịch sử chỉ ra "lụa của nàng tiên cá" được dùng để may trang phục cho các thầy tế lễ, các nhà vua, pharaon, vải liệm hay bọc xác ướp cho các nhân vật quyền quý... Kỹ thuật dệt cổ xưa có thể cho nó nhiều màu sắc khác như tím hay đỏ tía ngoài màu vàng nhạt nguyên thủy.

 

Pinna nobilis vốn là một loài đặc hữu của biển Địa Trung Hải, là loài nhuyển thể có 2 mảnh vỏ lớn nhất hiện nay ở vùng biển này, với vỏ dài đến 30-50 cm. Nó có thể sống đến 20 năm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm