Đối phó với Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý đã cất nhắc 1 người, quả nhiên người này về sau trở thành mãnh tướng, đánh cho Thục Hán diệt vong
Không phải Tư Mã Ý, đây mới là 2 cao thủ ẩn nhẫn trong lịch sử Trung Quốc / Còn sống thêm 17 năm sau khi Gia Cát Lượng qua đời, tại sao Tư Mã Ý không tấn công Thục Hán thêm lần nào nữa?
Trong thời kỳ quần hùng tranh bá ấy, có vô số nhân vật kiệt xuất lần lượt để lại cho đời một trang lịch sử huyền thoại viết về mình, đồng thời cũng để lại biết bao khả năng không giới hạn cho thời đại bấy giờ.
Ví dụ như Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, hai nhân tài ai ai cũng biết tới. Trong vận mệnh khó đoán, sự cạnh tranh quyết liệt diễn ra giữa họ cũng thúc đẩy một vị tướng quân khác về sau đạt được thành tích xuất sắc trong sự nghiệp.
Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Tư Mã Ý xuất hiện với vai trò đối thủ quan trọng nhất của Gia Cát Lượng. Gia Cát Khổng Minh được xưng là "Thiên hạ đệ nhất hiền tướng", tiếng thơm lưu truyền muôn đời. Cả đời ông chưa từng sợ bất cứ ai, bất cứ việc gì. Thế nhưng khi Tư Mã Ý vẫn chưa lập được chiến công hiển hách, Gia Cát Lượng vừa nhìn đã đoán được chính xác, người này là anh hùng trên thế gian, chắc chắn sẽ là tai hoạ đối với mình.
Không nằm ngoài dự đoán, năm 208, sau trận Xích Bích, Tư Mã Ý bắt đầu bộ lộ tài năng, được phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Trên chiến trường không tránh khỏi giao chiến, suốt cuộc đời mình, Gia Cát Khổng Minh vẫn không hề hoàn toàn áp chế được Tư Mã Ý - người ông coi là đối thủ duy nhất.
Trong những lần Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã phải tốn rất nhiều công sức mới chiếm được thế thượng phong, khi đang chuẩn bị thiêu cháy Tư Mã Ý, một cơn mưa lớn giúp Tư Mã Ý mượn ý trời an toàn rút khỏi đó. Không chỉ như vậy, Gia Cát Lượng còn bỏ mạng trên chiến trường trong cuộc chiến với Tư Mã Ý. Đối thủ lâu năm của Gia Cát Lượng trở thành người giành thắng lợi cuối cùng.
Nhưng dồn đối thủ vào chỗ chết không phải là trọng điểm của cuộc tranh đấu giữa hai bên, mục đích càng không nằm ở đó.
Trước khi Gia Cát Lượng qua đời, ông đã uỷ nhiệm một loạt người kế nhiệm, hy vọng có thể kiềm chế Tư Mã Ý và đưa Thục Hán bước vào thời kỳ hoàng kim.
Người được Tư Mã Ý chọn mặt gửi vàng là ai?
Tư Mã Ý cũng không hoàn toàn lơ là trước người kế nhiệm của Gia Cát Lượng, cụ thể là vào năm 243, ông đặc cách đề bạt một tiểu tướng khi ấy còn đang là một quan nhỏ phụ trách lương thảo. Tư Mã Ý đánh giá và cho rằng, người này chắc chắn là một tướng giỏi nên đã ngay lập tức đề bạt cho người này làm Thái thú. Tiểu tướng này là Đặng Ngải, một trong số 64 danh tướng Trung Hoa cổ đại.
Người ta vẫn nói chuyện đời khó lường, những nhân tài như Khương Duy được Gia Cát Lượng bố trí không gồng gánh nổi sự ngu dốt bất lực của Ấu chúa Lưu Thiện, trong khi đó "Thiên lý mã" Tư Mã Ý chọn ra lại không khiến ông phải thất vọng.
Đầu tiên Đặng Ngải phát động chiến lược diệt Thục, con đường gian nan dẫn tới đất Thục cũng bị đội quân của ông giẫm dưới chân. Đặng Ngải chỉ huy đại quân khéo léo vượt qua Âm Bình, anh dũng chiến đấu, cuối cùng chiến thắng Gia Cát Chiêm, đánh thẳng vào trung tâm Thục Hán, buộc Lưu Thiện mất nước phải đầu hàng.
Tướng lĩnh Khương Duy được Gia Cát Khổng Minh bố trí cũng khó lòng địch lại khí thế như chẻ tre của Đặng Ngải.
Sau khi tiếp quản Thục Hán, ông cho nhổ cỏ tận gốc con cháu của rất nhiều danh tướng nước Thục, trong số ấy có cả hậu duệ của Gia Cát Khổng Minh.
Sau khi chiến tranh kết thúc, kẻ thua trận Khương Duy bị ép phải làm theo tiền lệ của Gia Cát Lượng, xin từ bỏ chức quan, nhận tội với triều đình; kẻ thắng trận Đặng Ngải được thăng quan phong tước, áo gấm vinh quy.
Cũng chính sự dũng cảm mưu trí hơn người của Đặng Ngải đã hoàn toàn đập tan khát vọng phò tá nhà Hán của Khương Duy!
Không khó để chúng ta thấy được, Đặng Ngải là một trong số những tướng lĩnh nổi bật nhất khi Tam Quốc bước vào giai đoạn cuối. Nếu chỉ xét về nghệ thuật chỉ huy quân sự, ông có thể sánh ngang với danh tướng hai nước là Gia Cát Khổng Minh và Tư Mã Trọng Đạt.
Trong cuộc chiến với nước Thục, Đặng Ngải chưa từng nếm mùi bại trận. Trong chiến dịch diệt Thục cuối cùng, với những gì ông thể hiện, có thể đưa vào làm trận đánh đất Xuyên kinh điển trong lịch sử.
Thanh danh của Đặng Ngải không chỉ vô cùng nổi tiếng trong thời điểm ấy, trong suốt mấy trăm năm sau vẫn được lưu truyền rộng rãi, tới khi nhà Đường thành lập, thậm chí Hoàng đế còn truy phong cho ông. Bởi vậy, người được Tư Mã Trọng Đạt - đối thủ cả đời của Gia Cát Khổng Minh đề bạt trước lúc lâm chung vẫn thắng được con mắt tinh tường của Gia Cát Khổng Minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo