Khám phá

Chân tướng thật sự đằng sau việc Lưu Bị phó thác con cho Gia Cát Lượng nhưng lại giao binh quyền cho người khác

Chân tướng thực sự phía sau việc này khiến người đời thêm nể Lưu Bị.

Làm trái 1 lời dặn của Lưu Bị trước khi chết, Gia Cát Lượng phạm phải sai lầm không thể cứu vãn, ngàn năm sau vẫn bị nhắc tên / Hé lộ hành tung bí ẩn của sư phụ Lưu Bị, mưu trí cao siêu gấp vạn lần Gia Cát Lượng

Từ một hoàng thúc sa sút, Lưu Bị dấy binh khởi nghĩa, cuối cùng xưng đế, có được kết quả này không thể không kể đến tài chiến lược kiệt xuất của bản thân ông, nhưng càng không thể không nhắc đến sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng.

Đúng ra Lưu Bị cũng rất tin tưởng Gia Cát Lượng, nếu không cũng đã chẳng có ba lần bái phỏng lều tranh, cùng với việc về sau cho Gia Cát Lượng làm quân sư, quyền lợi vượt xa hai người anh em sống chết có nhau là Quan Vũ và Trương Phi.

Nhưng tại sau trước khi qua đời, Lưu Bị lại giao binh quyền cho Lý Nghiêm thay vì giao cho Gia Cát Lượng? Bài viết sẽ giúp các bạn độc giả hiểu được vấn đề này.

Sơ lược về Lý Nghiêm

Lý Nghiêm rất trung thành với Lưu Bị. Ông vốn tướng cũ của Lưu Chương, trước kia Lưu Chương phái Lý Nghiêm đi ngăn chặn Lưu Bị, nhưng Lý Nghiêm lại quay sang quy phục Lưu Bị, từ đó quyết một lòng đi theo người đứng đầu tập đoàn Thục Hán.

Lưu Bị muốn chọn một người trung thành phò tá Lưu Thiện. Trong bối cảnh Quan Vũ, Trương Phi và cả Pháp Chính đều lần lượt qua đời, Lý Nghiêm là lựa chọn hàng đầu.

Năng lực dẫn quân chiến đấu của Lý Nghiêm không hề yếu kém. Vào năm Kiến An thứ 23, đám người Mã Tần, Cao Thắng tập hợp được mấy vạn quân đánh tới huyện Tư Trung, khi ấy Lưu Bị đang ở Hán Trung, không kịp quay về dẹp loạn được.

Tình hình ngày càng nguy cấp, Lý Nghiêm trực tiếp dẫn theo hơn 5000 tư binh đi thảo phạt, chém được thủ cấp của đám người Mã Tần, Cao Thắng một cách suôn sẻ, ổn định được hậu phương của Lưu Bị.

Đến con đẻ còn phó thác nhờ cậy Gia Cát Lượng, hà cớ gì trước khi chết, Lưu Bị lại giao binh quyền vào tay Lý Nghiêm? - Ảnh 2.
Hình ảnh Lý Nghiêm trên phim.

Thất bại của Lưu Bị trước Đông Ngô

Lúc cuối đời, Lưu Bị lại mắc phải một sai lầm lớn, ông khinh suất đem quân đi đánh Đông Ngô, hậu quả là toàn quân bị tiêu diệt, bản thân cũng phải tháo chạy tới thành Bạch Đế, cuối cùng chết tại đó.

Với Lưu Bị mà nói, sau khi thất bại, ông đã nhận thức được việc đất nước của mình sẽ phải đón nhận mối nguy to lớn nhất.

Vì nền móng của Lưu Bị có phần kém hơn người khác, để đem quân chiếm được những vùng như Tây Xuyên, ông cũng cần khoảng thời gian nhất định để lên kế hoạch. Sĩ tộc bản địa những vùng như Tây Xuyên cũng chẳng tin tưởng và nghe theo sự cai trị của ông đến thế, bởi vậy đất Thục chẳng hề yên ổn.

Sau khi bị Lục Tốn đánh bại, Lưu Bị dẫn theo tàn binh tháo chạy tới thành Bạch Đế, cũng tức là huyện Phụng Tiết thuộc thành phố Trùng Khánh ngày nay.

 

Ban đầu quần thần đều không tán thành việc tiến đánh nước Ngô, giờ đây mình lại thất bại thảm hại, Lưu Bị càng nghĩ càng cảm thấy bản thân vô dụng, ông hết sức hối hận.

Lúc này Lưu Bị đã ở tuổi 63, nhớ lại lời thề năm xưa với Quan Vũ và Trương Phi, tuy không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện chết cùng năm cùng tháng cùng ngày, cuối cùng uất ức sinh bệnh, lìa xa cõi đời.

Vạch sẵn mọi kế hoạch

Trước khi chết, Lưu Bị cũng biết mình chẳng còn sống được bao lâu, nhớ tới con trai mình vẫn còn thơ dại, nếu muốn gánh vác giang sơn quả thật quả thật có chút khó khăn.

Đến con đẻ còn phó thác nhờ cậy Gia Cát Lượng, hà cớ gì trước khi chết, Lưu Bị lại giao binh quyền vào tay Lý Nghiêm? - Ảnh 4.

Vì thế trước lúc lâm chung, Lưu Bị cũng đã nghĩ hẳn tới việc điều chỉnh một số chức quan, muốn để lại cho con trai mình một nhóm quan lại cốt lõi có năng lực khá.

 

Thế nên Lưu Bị đã gọi quần thần khi ấy tới bên mình để nhắn nhủ việc hậu sự.

Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng rằng: Nếu như Lưu Thiện xứng đáng để phò tá thì hãy phò tá, không xứng đáng thì hãy thay thế nó. Câu nói ngắn ngủi này đã khiến Gia Cát Lượng sợ chết khiếp, ông trả lời ngay rằng: Thần xin cúc cung tận tuỵ, đến chết mới thôi.

Thật ra bản thân Lưu Bị cũng chẳng muốn để giang sơn của nhà họ Lưu rơi vào tay kẻ khác.

Trong sắp xếp việc phò chính, ông không giao hết quyền lực cho Gia Cát Lượng, còn sắp xếp riêng Lý Nghiêm làm phó.

Khi ấy Lý Nghiêm nắm binh quyền của những vùng như Vĩnh An, Lưu Bị còn gọi hẳn Lý Nghiêm tới giao quyền chỉ huy quân sự trong việc đối nội, đối ngoại. Tại sao Lưu Bị lại làm vậy?

 

Theo quan điểm của Qulishi, thật ra đây là một chiêu giả, Lưu Bị không hề thật sự giao binh quyền của nước Thục cho Lý Nghiêm, thực chất ông định để Lý Nghiêm tạm thời phòng ngự Đông Ngô.

Lý Nghiêm trước kia vẫn luôn ở Vĩnh An trấn thủ, sau khi Lưu Bị qua đời, Lý Nghiêm cũng vẫn đóng quân ở đây.

Thục Hán có vài khu vực phòng ngự chủ yếu, trong số đó đe doạ ở phía Đông có phần lớn hơn. Dẫu sau sao khi thất bại nặng nề ở Di Lăng, Thục Hán hoàn toàn phải rút khỏi vùng Kinh Châu, Đông Ngô đã giành được những khu vực này.

Sau đó Tào Nguỵ cũng thành công trong việc bắt đầu tiến quân về phía nam, định nhân lúc rối ren để thu về lợi ích cho mình.

Đến con đẻ còn phó thác nhờ cậy Gia Cát Lượng, hà cớ gì trước khi chết, Lưu Bị lại giao binh quyền vào tay Lý Nghiêm? - Ảnh 6.
Hình ảnh được tái hiện trên phim.

Hai thế lực này đều có khả năng sẽ đe doạ tới chính quyền Thục Hán. Lúc này nếu như không có một thống soái giỏi tới trấn thủ cửa ngõ Vĩnh An ở phía Đông, chính quyền Thục Hán có thể sẽ bị kẻ địch bên ngoài tiêu diệt. Vì thế Lý Nghiêm là lựa chọn thích hợp nhất, giao cho ông binh quyền ở một khu vực, cũng chỉ là để ông phòng ngự những kẻ địch như Đông Ngô, Tào Nguỵ.

 

Chiếu theo quan chế thời điểm ấy, giống như được giữ chức Nội ngoại chư quân sự, chắc hẳn Lý Nghiêm được nắm phần lớn binh quyền trong nước, ông cũng kiêm nhiệm chức Trung hộ quân, phải có được binh quyền nhất định. Ông cũng có quyền được sử dụng phù tiết, có thể tự mình triệu tập quân đội.

Nhưng trên thực tế, binh quyền thật sự nằm trong tay Gia Cát Lượng, chức quan của Lý Nghiêm phần lớn đều là hữu danh vô thực.

Trước khi Lưu Bị phó thác con côi, địa vị của Lý Nghiêm ở Thục Hán cũng không phải quá cao, ông thường chỉ huy quân ở một số vùng có phần xa xôi, bản thân không có quyền lực quá lớn, cho dù cho ông một chức vụ vô cùng cao, cũng không tăng thêm được binh quyền cho ông.

Gia Cát Lượng không những có quyền hành xử lý việc đối nội, còn có thể phụ trách quân sự nội bộ.

Ngoài giao cho Lý Nghiêm quyền lực nhất định, để ông phụ trách ngoài phòng tuyến vùng Vĩnh An, trong đầu Lưu Bị cũng dự định phải nghĩ cách để lôi kéo sĩ tộc vùng Tây Xuyên.

 

Bản thân Lý Nghiêm cũng có xuất thân là sĩ tộc Kinh Châu, nhưng ông đã đến Tây Xuyên từ rất lâu về trước, cũng có danh tiếng nhất định ở vùng này. Lưu Bị dùng Lý Nghiêm với lý định tạo nên một tấm gương, Lý Nghiêm được giữ chức quan to cũng đại diện cho quyền lực của nội bộ Thục Hán được giao vào tay một bộ phận sĩ tộc Tây Xuyên. Làm vậy cũng tiện cho Gia Cát Lượng sau này duy trì thế lực hai bên.

Sau khi Lưu Bị qua đời, cục diện chính trị ở khu vực Thành Đô cũng không xảy ra rối loạn lớn, vì thế sự sắp xếp này của Lưu Bị vẫn có thể nói là vô cùng chính xác.

Nhưng ông không thể ngờ rằng, Lý Nghiêm không hề hài lòng với địa vị của mình, còn ngấm ngầm cản trở Gia Cát Lượng đi Bắc phạt, việc này đã làm nảy sinh những mối nguy hại rất lớn đối với đất nước.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm