Khám phá

Bí ẩn thành phố 7.000 năm tuổi dưới lòng đất được phát hiện ở Ai Cập

Một thành phố cổ niên đại 7.000 năm tuổi đã được các nhà khảo cổ phát hiện ở Ai Cập. Thành phố cổ này có khả năng là nơi ở của các quan chức cao cấp cùng những nhà mồ lớn.

Phát hiện loài 'quái ngư' đi bộ dưới đáy biển / Phát hiện nghĩa địa có 115 hài cốt chó được chôn cất tập trung

Ai Cập đã khai quật một thành phố hơn 7.000 năm tuổi và một nghĩa trang từ triều đại Ai Cập đầu tiên ở tỉnh Sohag, phía Nam của Ai Cập, theo Bộ Cổ vật Ai Cập.

Vị trí mà cácnhà khảo cổtìm thấy tàn tích của thành phố nằm cách đền thờ Seti I khoảng 400m, ngay trong khu du lịch Luxor nổi tiếng. Thành phố cổ này có khả năng là nơi ở của các quan chức cao cấp cùng những nhà mồ lớn.

Ảnh minh hoạ.

Bộ Cổ vật cho biết các ngôi mộ lớn này có thể dành cho những người có địa vị xã hội cao bậc nhất thời Ai Cập cổ đại. Các nhà khảo cổ phát hiện những túp lều, cốt gốm và công cụ sắt, cùng 15 ngôi mộ rất lớn, lớn hơn cả ngôi mộ các vị vua ở Abydos.

Đây có thể là chìa khóa mang lại những hiểu biết mới về Abydos – một trong những thành phố lâu đời nhất và từng là thủ đô của Ai Cập cổ đại cuối thời kỳ Tiền Triều đại.

Phát hiện trên còn mở ra cơ hội vực dậy nền du lịch đang sa sút của Ai Cập, vốn đã bị ảnh hưởng từ các cuộc chính biến ở quốc gia này vào năm 2011. Ngành du lịch của Ai Cập đã phải vật lộn để phục hồi sau vụ đánh bom một máy bay Nga chở 224 người hồi tháng 10 năm 2015.

Hơn 14,7 triệu khách du lịch đến Ai Cập vào năm 2010. Con số này giảm mạnh xuống chỉ còn 9,8 triệu người trong năm 2011. Trong quý I năm 2016 chỉ 1,2 triệu lượt khách đến Ai Cập, giảm từ 2,2 triệu so với cùng kỳ năm trước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm