Bí ẩn về hồ nước bất ngờ chuyển màu hồng neon mê hoặc du khách
Bí mật hồ sơ bệnh án của trùm phát xít Hitler (Kỳ II) / Quái vật hồ Loch Ness xuất hiện ngoài khơi đảo Wight?
Trên hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Recherche của Tây Australia xuất hiện một hiện tượng lạ vô cùng kỳ dị. Trong nhiều năm qua, một hồ nước bất ngờ chuyển sang màu hồng lạ mắt khiến nhiều du khách và các nhà khoa học bị mê hoặc.
Nhiều người cho rằng hiện tượng lạ này có thể là do một loại tảo ưa muối gây nên. Theo cuộc điều tra gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng loại vi khuẩn này cùng nhiều vi khuẩn extremophile khác là nguyên nhân gây nên màu sắc khác thường trong hồ.
Trong đoạn video gần đây, các nhà khoa học mô tả extremophile là một thành phần thú vị nhất và kỳ lạ nhất của hệ sinh thái trên Trái Đất bởi chúng có thể tồn tại ở những nơi rất ít loài khác có thể sống. Những sinh vật này có thể phát triển mạnh trong nhiều môi trường khắc nghiệt, bao gồm cả hồ có nồng độ muối mặn cao như hồ Hillier của Đảo Trung, Australia.
Hồ nước chuyển hồng là hiện tượng lạ khiến mọi người tò mò
Hồ nước này bắt đầu chuyển màu hồng kỳ lạ vào năm 2013 thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học tại dự án microbiome eXtreme.Các nhà khoa học đã phát động một cuộc điều tra để xác định nguồn gốc hồ Hillier chuyển sang màu hồng. Họ đã thu thập trầm tích, nước từ hồ để xác định tảo, vi khuẩn cổ và vi khuẩn sống trú ngụ trong đó.
Trong số nhiều vi khuẩn thu thập trong các mẫu hồ Hillier, các nhà nghiên cứu tìm thấy vi khuẩn Dunaliella salina, một loại tảo dài được cho là thủ phạm đằng sau làn nước màu hồng. Loài tảo này cũng từng tìm thấy trong một hồ nước màu hồng khác có tên Retba Senegal.
D. salina tạo ra các hợp chất sắc tố gọi là carotenoid giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời. Các hợp chất này khiến tảo có màu hồng đỏ. Tuy nhiên, D.salina không phải là "thủ phạm" duy nhất tạo nên sắc tố độc đáo của hồ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy thêm các loại vi khuẩn màu đỏ khác bao gồm cả một số loài vi khuẩn cổ và một loại vi khuẩn gọi là Salinibacter ruber.
Nhóm nghiên cứu cũng bất ngờ xác định thấy một vi khuẩn gọi là Dechloromonas aromatica. Chúng rất giỏi trong việc phá vỡ các hợp chất như benzen và toluen, hợp chất này thường được tìm thấy trong các dung môi hóa học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!
Mất 7 năm gom được hơn 15 tấn gỗ mun, vị đại gia làm được bộ bàn ghế 'để đời' giá chục tỷ: Chiếc bàn là 4 tấn gỗ qúy
Chính điện bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam có nột thất dát vàng: 301 cột gỗ lim nguyên khối, ôm hai người mới hết