Khám phá

Bí ẩn về kim tự tháp ở Trung Quốc

Tỉnh Thiểm Tây ở miền Trung của Trung Quốc nắm giữ nhiều bí mật cổ có niên đại gần 8.000 năm với hàng chục kim tự tháp được tìm thấy.

Kinh ngạc trước hang động 'khủng' ở Trung Quốc - đủ chứa được 4 kim tự tháp Giza / Phát hiện kim tự tháp ở Indonesia

Một công trình cổ dạng kim tự tháp ở Trung Quốc.

Một công trình cổ dạng kim tự tháp ở Trung Quốc.

Bí ẩn lăng môn

Một số công trình tưởng niệm ở Trung Quốc có cấu trúc bậc thang, giống như các kim tự tháp ở Mesoamerica (Trung Mỹ cổ đại). Phần lớn trong số này chỉ là những ụ đất to lớn, không có gì nổi bật, nhưng thực tế, chúng đang che giấu những phòng ốc dưới mặt đất được thiết kế cho cuộc sống hoàng gia.

Kim tự tháp cao nhất là 47m, nhưng thời cực thịnh chiều cao của nó đến 76m. Mục đích xây dựng những công trình này là gì?

Hầu hết các nhà khoa học nhận định, các kim tự tháp của Trung Quốc được xây dựng làm nơi an nghỉ cho các vị hoàng đế và những người trong hoàng tộc. Một số địa điểm chôn cất vua chúa còn có cung điện, nhà bếp và ngay cả nhà vệ sinh dưới mặt đất.

 

Một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất là nơi an táng vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất, Tần Thủy Hoàng, trị vì từ năm 247 đến 221 trước Công nguyên (TCN).

Năm 1974, một nhóm nông dân Trung Quốc tình cờ phát hiện các chiến binh bằng đất nung ở nơi họ canh tác dưới chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, đưa đến một cuộc khai quật khảo cổ đáng chú ý nhất trong lịch sử. Thì ra đây là lăng mộ, nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng, được xây dựng trong hơn 38 năm, từ 246 - 208 TCN và nằm dưới một gò mộ cao 76 mét, có hình dạng gần giống một kim tự tháp.

Ngoài 6.000 chiến binh đất nung được để lại bảo vệ hoàng đế, lăng mộ còn có nhiều xe ngựa và gần 4.000 món binh khí.

Nhà sử học Trung Quốc, Tư Mã Thiên (145 - 86 TCN) viết rằng, hơn 700 nghìn lao động đã xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, con số này được cho là phóng đại. Trong khi đó, nhà sử học người Anh, John Man ước tính công trình trên chỉ cần 16.000 người làm trong 2 năm mà thôi.

Có tin đồn rằng, sau khi lăng mộ hoàn thành, những lao động xây dựng đã bị giết để ngăn chặn lan truyền địa điểm này, tránh những kẻ phá mộ và những tên trộm của cải. Điều này giải thích vì sao nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng phải hơn 2.000 năm sau mới được phát hiện.

 

Theo phong thủy

Các chiến binh đất nung bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Năm 2018, nhà nghiên cứu thiên văn cổ người Italy, Giulio Magli, chuyên đi sâu vào mối liên hệ gắn bó giữa thiên văn với các công trình cổ đại ở Hy Lạp, Ai Cập, Trung và Nam Mỹ, đã công bố một giả thuyết đáng chú ý có liên quan đến những kim tự tháp ở Tây An.

Trong khi nghiên cứu các kim tự tháp của Trung Quốc, Magli cũng quan tâm đến nghệ thuật bố trí được gọi là phong thủy ở những nơi chôn cất các bậc đế vương. Ông sử dụng những hình ảnh từ vệ tinh để xem xét tường tận các chi tiết trong xây dựng kim tự tháp.

Maglinghi ngờ có mối liên quan giữa vị trí của kim tự tháp và những ngôi sao, bởi vì các hoàng đế Trung Hoa tin triều đại của họ được sự ủy nhiệm từ Ngọc hoàng Thượng đế.

Theo Magli, các hoàng đế thuộc triều đại Tây Hán thường bố trí nơi chôn cất ở những hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) để chứng tỏ họ là những người quyền lực nhất trên Trái đất.

 

Lăng mộ của một số hoàng đế khác không thẳng mà nghiêng khoảng 14 độ. Magli cho rằng điều này tương ứng với độ nghiêng của Trái đất khi hành tinh này quay quanh Mặt trời.

Liên quan đến người ngoài hành tinh?

Năm 1945, các kim tự tháp của Trung Hoa lần đầu tiên được đề cập, khi James Gaussman, phi công thuộc Không quân Mỹ tuyên bố, trong khi thực hiện các phi vụ bay qua lại giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đã nhìn thấy một kim tự tháp lộng lẫy ở phía Nam Tây An. Tuy nhiên, do đang trong Thế chiến thứ Hai nên câu chuyện này không được dư luận quan tâm.

Chỉ hai năm sau, Đại tá Maurice Sheahan, Giám đốc khu vực Viễn Đông của hãng hàng không Trans World Airlines (Mỹ) nói với tờ The New York Times (30/3/1947), ông đã thấy một kim tự tháp cao xấp xỉ 300m ở một thung lũng thuộc vùng núi phía Tây Nam của Tây An.

Theo đó, kim tự tháp có kích thước gấp đôi Đại kim tự tháp của Ai Cập và có thể là công trình lăng mộ lớn nhất chưa từng được khám phá trước đây. Những bức ảnh đi kèm câu chuyện của Sheahan khiến người ta tin những gì

 

Gaussman nhìn thấy là thật. Nhiều nhà thám hiểm đã lên đường tìm kiếm đại kim tự tháp trắng này nhưng không ai phát hiện được điều gì.

Không lâu sau đó, những người theo thuyết âm mưu bắt đầu tung ra những câu chuyện liên kết kim tự tháp của Trung Hoa với lục địa Atlantis và ngay cả với những người ngoài hành tinh.

Thậm chí có tin đồn rằng, tổ tiên của dân làng quanh Tây An từng kể về "những người từ trên trời". Cũng có truyền thuyết cho rằng, một số kim tự tháp là nơi dành cho phi thuyền của người ngoài hành tinh lên xuống.

Nhiều người cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã tìm cách che giấu các kim tự tháp, bằng cách trồng cây quanh các cấu trúc để chúng không bị phát hiện trên không. Chính phủ đã đáp trả với một số lý do rất hợp lý cho việc không quảng bá và khai quật quy mô các kim tự tháp, trong đó rõ nhất là văn hóa Trung Quốc tin rằng người chết cần được yên nghỉ, không bị ai quấy rầy.

Ngoài việc làm náo động bởi khách du lịch, việc quảng bá các công trình cổ này còn khơi gợi lòng tham của những kẻ cướp mộ. Bên cạnh đó, kỹ thuật khai quật hiện nay không bảo đảm an toàn cho những gì đã tồn tại hàng nghìn năm ở trong các kim tự tháp.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm