Khám phá

Phát hiện kim tự tháp ở Indonesia

Rải rác trên một ngọn đồi ở Tây Java (Indonesia) là tàn dư của một công trình kiến trúc cổ đại. Nhưng mãi đến bây giờ người ta mới khai quật được phần còn lại chôn sâu dưới lòng đất.

Giải quyết được bí ẩn về cách xây dựng Đại kim tự tháp / Phát hiện kim tự tháp cổ đại trên Mặt Trăng?

Tại tỉnh Tây Java, cách thủ đô Jakarta không xa lắm về hướng Đông Nam, có một ngọn đồi rộng lớn với lổn ngổn đá tảng. Chúng là những gì còn sót lại của một công trình kiến trúc vĩ đại được xây dựng từ hàng ngàn năm trước.

Khi người Hà Lan lần đầu tiên đến đảo quốc này và tiến hành thực địa hóa vào đầu thế kỷ 20, họ đã kinh ngạc trước sự kỳ vĩ của công trình này. Đây là kỳ quan khảo cổ đáng chú ý và là điểm nghiên cứu cự thạch lớn nhất ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, mãi đến tận bây giờcác nhà khảo cổ mới khai quật được phần còn sót lại được chôn vùi bên dưới mặt đất của nó, và kết quả khai quật khiến họ vô cùng sửng sốt bởi sự hùng vĩ của nó.

Phát hiện kim tự tháp ở Indonesia còn cổ xưa hơn ở Ai Cập gấp nhiều lần - 1

Theo các nhà nghiên cứu, Gunung Padang thật ra không phải một ngọn đồi được hình thành tự nhiên, mà nó chính là đại công trình được xây dựng từ hàng ngàn năm trước. Ảnh: Danny Hilman Natawidjaja.

Theo đó, các nhà khoa học Indonesia cho biết ngọn đồi Gunung Padang thật ra chính là công trình kim tự tháp cổ đại có niên đại lên đến 10.000 năm (hoặc thậm chí có thể cổ xưa hơn). Vì công trình này quá lớn, nên nó tạo thành một ngọn đồi và khiến chính người dân bản địa cũng phải nhầm lẫn.

“Đây là cấu trúc có dạng kim tự tháp lâu đời nhất trên thế giới. Cấu trúc không chỉ tạo thành ngọn đồi lớn mà còn trải rộng đến các sườn dốc bao quanh và mở rộng đến 15 ha. Công trình này không chỉ cổ xưa, mà còn rộng lớn đến ngỡ ngàng,” các nhà nghiên cứu Indonesia cho biết.

Phát hiện kim tự tháp ở Indonesia còn cổ xưa hơn ở Ai Cập gấp nhiều lần - 2

Sử dụng các phương pháp khảo cổ hiện đại, nhóm nghiên cứu cho biết công trình này có 4 lớp được xây dựng xuyên suốt qua hàng ngàn năm. Ảnh: Danny Hilman Natawidjaja.

Sử dụng các phương pháp khảo cổ hiện đại, gồm radar chiếu xuyên mặt đất (GPR), chụp cắt lớp địa chấn và khai quật hiện đại, nhóm nghiên cứu cho biết ngọn đồi Gunung Padang không chỉ là cấu trúc nhân tạo và nó còn được xây dựng liên tục qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

 

Lớp trên cùng của công trình này được tạo thành từ những cột đá, vách đá, tạo ra lối đi và những không gian trống. Lớp này nằm bên trên lớp thứ hai và cách nhau khoảng từ 1 đến 3 mét ở bên dưới bề mặt của ngọn đồi. Các lớp bên dưới được sắp xếp cọc đá theo cấu trúc ma trận, tạo ra những không gian trống mở rộng đến 15 mét.

Theo các nhà nghiên cứu, dựa theo sự phóng xạ của carbon cho thấy được niên đại của lớp thứ nhất vào khoảng 3.500 năm, lớp thứ hai được xây dựng từ khoảng 8.000 năm trước, trong khi lớp thứ ba có tuổi đời lên đến 9.500 năm thì lớp dưới cùng đã trải qua sương gió 28.000 năm.

Các nhà nghiên cứu cho biết công trình này được xây dựng vì mục đích tôn giáo. “Đó có thể là đền thờ một vị thần linh nào đấy, nó được xây dựng xuyên suốt hàng chục ngàn năm, quả là một công trình rất độc đáo,” nhà địa vật lý học Daniel Hilman Natawidjaja chia sẻ.

Phát hiện kim tự tháp ở Indonesia còn cổ xưa hơn ở Ai Cập gấp nhiều lần - 3

Không ảnh cho thấy đỉnh của ngọn đồi Gunung Padang, ở sâu bên trong đó là cả công trình to lớn được xây dựng từ thời tiền sử. Ảnh: Danny Hilman Natawidjaja.

 

Hiện tại nghiên cứu này vẫn chỉ là suy đoán từ những bằng chứng còn sót lại. Nếu nghiên cứu được tuyên bố là chính xác từ các hội đồng chuyên môn, thì nó sẽ là một phát hiện vĩ đại khiến chúng ta phải thay đổi kiến thức của mình về xã hội loài người thời tiền sử.

“Công trình này rất quy mô và có cấu trúc rất độc đáo. Nếu nói xã hội loài người thời tiền sử là một xã hội nguyên thủy thì nghiên cứu này sẽ chứng minh được điều đó là sai,” Natawidjaja cho biết thêm.

Tuy vậy, nghiên cứu này không thuyết phục được nhiều người, thậm chí cả những người ngoài ngành. Khi được công bố, nó lập tức gây tranh cãi ngay tại quê nhà Indonesia, các nhà khảo cổ khác chỉ trích và hoài nghi phương pháp của nhóm nghiên cứu sử dụng là thiếu chính xác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm