Bí ẩn về loài chó rừng Trung Quốc, được so sánh là mạnh hơn hổ báo!
Loài vật "yêu hòa bình" hàng top trong thế giới động vật: Không ưa xô xát, "tỉ thí" bằng cách so kè một thứ / Top 10 loài động vật kỳ lạ hiện còn sinh sống trên Trái Đất
Vân Nam, một tỉnh nằm ở phía nam của Trung Quốc, có khí hậu ấm và ẩm nên đây là một trong những tỉnh có đa dạng sinh học phong phú nhất tại quốc gia này, nơi đây cũng sở hữu rất nhiều loài động vật quý hiếm và kỳ lạ.
Nằm ở phía tây bắc của tỉnh Vân Nam, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia núi Gaoligong trên bờ tây sông Nộ Giang là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất ở tỉnh Vân Nam.
Hiện tại, có 582 loài động vật có xương sống trong khu bảo tồn, trong đó có 20 loài động vật được bảo vệ cấp một, 47 loài động vật được bảo vệ cấp hai và vô số loài động vật khác.
Chó rừng là loài động vật rất bí ẩn, có thể nhiều người chưa nhìn thấy nhưng ít nhiều cũng đã nghe qua một số câu chuyện dân gian về loài vật này.
Trong “Tứ đại mãnh thú” ở Trung Quốc, chó rừng xếp trước sói, hổ, báo, chúng luôn được coi là biểu tượng của sự tham lam và độc ác.
Và khu bảo tồn núi Gaoligong chính là một trong những nơi sinh sống phổ biến của loài vật này. Khi các nhân viên của khu bảo tồn đang phân loại dữ liệu giám sát được thu hồi từ camera hồng ngoại hiện trường, họ đã phát hiện thấy một đàn chó rừng có tới tám thành viên.
Mặc dù chó rừng có thể tạo thành các nhóm lớn hơn, nhưng số lượng của chúng đang ngày càng thưa thớt, nên một nhóm tám chó rừng được coi là có thể chấp nhận được đối với thời hiện đại.
Chó rừng là một loài chó cỡ trung bình có nguồn gốc từ khu vực Châu Á. Vẻ ngoài của chúng trông rất giống chó sói và chó, nhưng nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy sự khác biệt.
So với chó sói và chó nhà, chó rừng có kích thước nhỏ hơn một chút, mõm ngắn và hẹp hơn, hơi giống miệng của cáo, vì vậy chó rừng trông tinh ranh hơn chó sói và chó.
Trên thế giới có 11 phân loài chó rừng và 5 loài sống ở biên giới Trung Quốc, đó là: chó rừng Trung Quốc, chó rừng Tứ Xuyên, chó rừng Tây Á, chó rừng Đông Á và chó rừng Kashmir. Có một số khác biệt về màu lông giữa các loài chó rừng khác nhau, nhưng bề ngoài tổng thể thì chúng đều là màu nâu đỏ, với miệng và đầu đuôi màu đen.
Chó rừng là loài động vật rất hòa đồng, ngày xưa chó rừng rất nhiều và thành từng nhóm lớn. Một bầy chó rừng thường được dẫn dắt bởi một con đầu đàn khỏe nhất và giàu kinh nghiệm nhất. Nó có địa vị cao nhất trong nhóm chó rừng và là con đưa ra những quyết định trong các vấn đề lớn nhỏ của đàn.
Ví dụ, nhóm 8 con chó rừng được tìm thấy trong Khu bảo tồn núi Gaoligong được quan sát thấy rằng đây là một bầy đàn rất có trật tự trong quá trình di chuyển cũng như tìm mồi. Chúng rất giỏi trong việc săn đuổi con mồi, thường là bằng cách vây hãm.
Số lượng lợn rừng ở nhiều tỉnh tại Trung Quốc đã tăng vọt trong những năm qua. những con lợn rừng này phá hoại mùa màng hàng loạt, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân.
Ví dụ, từ năm 2014 đến năm 2020, thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây bị lợn rừng quấy nhiễu, trực tiếp khiến hơn 120 triệu cây trồng bị thiệt hại. Lợn rừng sinh sôi nảy nở đến mức con người buộc phải lập ra những đội săn bắn để kiểm soát số lượng của chúng.
Nhưng có thể nhiều người không biết được rằng chó rừng chính là loài thiên địch của lợn rừng, ở đâu có chó rừng thì ở đó số lượng lợn rừng sẽ được kiểm soát, vì chúng được mệnh danh là "kẻ thù của lợn rừng".
Chó rừng tuy có kích thước không lớn, chỉ nặng khoảng 15-32 kg khi trưởng thành nhưng chúng sống theo bầy đàn và có xu hướng săn những con mồi vừa và lớn.
Trong rừng, lợn rừng là con mồi cơ bản của nhiều loài ăn thịt lớn, trong đó bao gồm chó rừng, và lợn rừng chiếm một tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn của chó rừng.
Chó rừng nhanh nhẹn và chạy nhảy giỏi, một khi phát hiện thấy lợn rừng, nó sẽ đuổi theo dữ dội dưới sự chỉ huy của con đầu đàn. Chúng chủ yếu sử dụng phương pháp bao vây và tiêu diệt, đuổi theo bao vây lợn rừng từ mọi hướng rồi lao lên cắn xé, kéo lê lợn rừng, cuối cùng là con chó rừng đầu đàn sẽ cắn khóa cổ họng.
Chính vì chó rừng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quần thể lợn rừng, chúng ăn thịt lợn rừng và gián tiếp bảo vệ mùa màng nên chúng còn được coi là “động vật có lợi” trong nông nghiệp.
Trong họ chó, chó rừng không nổi tiếng bằng chó sói, nhưng đối với những người đã từng đối mặt với chúng thì sẽ biết chó rừng hung dữ hơn chó sói rất nhiều, điều này còn được thể hiện qua cách ăn uống của chúng.
Sau khi tóm gọn con mồi, các thành viên trong bầy chó rừng sẽ điên cuồng cắn xé con mồi, với cảnh tượng trông rất tàn khốc, một con lợn rừng có thể bị chúng xẻ thịt thành nhiều mảnh trong thời gian rất ngắn.
Chó rừng đứng đầu trong “tứ đại mãnh thú” ở Trung Quốc, ở Ấn Độ còn đồn rằng chúng có thể đối phó với hổ Bengal hung dữ. Chó rừng thường tận dụng tính bầy đàn của mình để tấn công con hổ cho đến khi con hổ kiệt sức và bị chó rừng cắn chết.
Chó rừng là loài động vật có khả năng thích nghi cao, chịu được lạnh và nóng, ngoại trừ một số vùng khắc nghiệt, chó rừng hầu như có thể thích nghi với hầu hết các môi trường địa hình của Trung Quốc.
Nhưng nói một cách tương đối, chó rừng thích sinh sống ở vùng đồi núi ở phía nam hơn. Kể từ những năm 1980, số lượng chó rừng đã giảm mạnh, và sự biến mất của chúng trong rừng diễn ra song song với các loài như hổ và báo.
Trong những năm 1980 và 1990, chó rừng biến mất nhanh chóng, những năm sau đó, hầu như rất khó tìm thấy dấu vết của chó rừng trong rừng.
Cho đến năm 2013, một camera hồng ngoại được thiết lập tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Heishuihe ở Tứ Xuyên đã chụp được bóng của một con chó rừng trên đường mòn của động vật trên núi. Sau đó, nhiều bức ảnh về chó rừng đã được chụp ở Trung Quốc. Nhờ những thành tựu bảo vệ sinh thái, quần thể chó rừng cũng bắt đầu phục hồi từ từ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ