Khám phá

Bí ẩn về lời nguyền của Pharaoh Tutankhamen

“Lời nguyền của Pharaoh” hay còn được biết đến với tên gọi “lời nguyền của vua Tutankhamun” là một trong những lời nguyền nổi tiếng nhất thế giới.

Đồ cổ tinh xảo tuyệt đẹp thời Công nguyên / Sao Kim biến thành 'hành tinh chết' vì biến đổi khí hậu

Tutankhamun (khoảng 1341-1323 trước công nguyên) là vị vua tại vương triều thứ 18 của ai cập cổ đại (ông cai trị vương triều từ 1341 – 1323 trước công nguyên), trong suốt Ai Cập cổ đại vương triều 18 được biết đến như là một "vương triều mới".

Tên chính của ông là Tutankhaten, cái tên này có nghĩa là "Bức tranh sống của Aten", trong khi Tutankhamun có nghĩa là "Bức tranh sống của Amun".

Khu lăng mộ của Tutankhamun

Khu lăng mộ của Tutankhamun

Cái chết đầu tiên được cho là do lời nguyền là của George Edward Stanhope Molyneux Herbert, bá tước đệ ngũ của Carnarvon. Ông là một quý tộc người Anh cũng là một nhà Ai Cập học nghiệp dư, người đã tài trợ cho công cuộc tìm kiếm.

Nguyên nhân chính xác của cái chết không rõ, có giả thuyết cho rằng ông bị nhiễm trùng do côn trùng cắn. Người ta nói rằng khi ông qua đời, Cairo bị mất điện trong chốc lát và tất cả những ngọn lửa đang cháy ở đây đều vụt tắt.

Con trai của Carnarvon có ghi chép lại rằng tại biệt thự của ông ở Anh, con chó mà ông Carnarvon quý bỗng nhiên tru lên và lăn ra chết. Còn lạ lùng hơn khi xác ướp của Tutankhamun được mở lớp vải quấn quanh người, người ta phát hiện ra Tutankhamun có một vết thương trên má trái ở vị trí chính xác vết côn trùng cắn Carnarvon dẫn đến cái chết của ông.

Tutankhamen được chuyển thể thành phim

Tutankhamen được chuyển thể thành phim

Năm 1929, 11 người có liên quan tới ngôi mộ đều đột tử vì những nguyên nhân kỳ lạ. Trong đó có 2 người họ hàng của Carnarvon, thư ký riêng của nhà khảo cổ học là Richard Bethell và cha của Bethell, Huân tước Westbury. Westbury chết do nhảy xuống một tòa nhà. Ông để lại một tờ giấy có ghi“Ta thực sự không thể chịu nổi bất kỳ sự hãi hùng nào nữa và gần như không hiểu được sẽ tạo ra điều tốt đẹp gì ở đây, vì vậy ta tự tạo lối thoát cho mình”.

Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh Tutankhamen
Kho báu trong hầm mộ của Tutankhamen

Thực ra vẫn tồn tại các lời nguyền được khắc trong các lăng mộ của người Ai Cập cổ đại, lấy ví dụ một lời nguyền nổi tiếng trong kim tự tháp của triều đại 5 "Bất kì kẻ nào chạm một ngón tay vào kim tự tháp này và ngôi chùa này những gì thuộc về ta và thần ka của ta là hắn ta đã chạm vào chánh điện của thần Horus trên trời. Hắn sẽ làm tức giận nữ thần của chánh điện. Việc làm của hắn sẽ bị thần Ennead kết án. Hắn sẽ không có nơi nào để ở, không có nơi nào làm nhà. Hắn sẽ trở thành kẻ bị đày ải, kẻ tự giết chính bản thân mình".

Có thể nói bản thân lời nguyền là có thật nhưng nó có lực nào hay không thì không ai biết rõ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm