Khám phá

Bí ẩn về nô tỳ tài sắc duy nhất trở thành vương phi nước Việt

DNVN - Xuất thân từ tầng lớp thấp kém trong xã hội nhưng Mẫn Lệ phi đã chiếm mọi sự sủng ái của nhà vua vì nhan sắc cũng như trí tuệ vượt trội.

Thích khách trong sử Việt: Tài giỏi như Đinh Tiên Hoàng cũng mất mạng / 8 vị vua có số phận cay đắng nhất trong lịch sử Việt Nam

Trong sử sách Việt, Mẫn Lệ phi tên thật là Lê Thị Thanh (chưa rõ năm sinh, năm mất, nhiều tài liệu không ghi tên, chỉ ghi bà phi họ Lê) đã bất ngờ trở thành cung phi. Bà là vợ vua Lê Uy Mục, hoàng đế thứ 8 của nhà Hậu Lê, làm vua từ năm 1504-1509.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, bà Mẫn Lệ phi vốn người ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, sau chuyển vào sinh sống ở Quảng Trị. Do cha mắc tội nên bà bị sung làm nô tỳ trong cung phủ. Tại đây, trong một lần giáp mặt, hoàng tử Lê Tuấn đã rất yêu quý vì nhan sắc kiều diễm, ứng xử khôn khéo. Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục đã phong bà làm phi tần, rất sủng ái.
Sau khi vào cung, anh và em trai bà cũng được ban tước hiệu. Từ đây, anh em bà đã chiêu mộ dân chúng khai phá thêm những vùng đất hoang, lập nên nhiều làng xã, kéo dài từ vùng Sen Thủy (Quảng Bình) đến vùng Hạ Bạn (Gio Linh, Quảng Trị ngày nay).
Khi Lê Uy Mục bị giết, Vũ Tá hầu Phùng Mại vào cung cưỡng bức bà. Từ đó, không còn thông tin gì về vị phi tần này.
Theo sách "Ô Châu cận lục", nhờ gia đình có công lao to lớn trong việc khai khẩn lập ấp, nên sau khi qua đời, người dân nhớ tới công lao của anh em bà, đã lập miếu thờ ở nhiều nơi. Trải qua hàng thế kỷ với bao biến động của lịch sử, tất cả gần như bị tàn phá, chỉ còn lại ngôi miếu chính thờ bà tại làng Sa Trung của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Hàng năm, ngày 27/3 Âm lịch, đông đảo người dân lân cận tế lễ để tưởng nhớ bà với những câu ca dao lưu truyền như:
“Đi đâu cũng nhớ tháng ba

Hai bảy giỗ bà, tảo mộ vui xuân

Các nơi nô nức xa gần

Vĩnh Trung, Vĩnh Thủy, Quảng Bình về đây”.
Doanh Doanh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm