Bí ẩn về sinh vật 2 triệu tuổi mang "bàn tay của con người"
Những ngôi sao đang biến thành tinh thể trên bầu trời / Cô gái bị bắn xuyên ngực nhưng vẫn sống sót nhờ "vật bảo hộ" không ngờ đến
Sinh vật được xác định là Australopithecus sediba, một loài thuộc chi Người, nhưng hãy còn mang phần lớn đặc điểm của một vượn nhân hình rất sơ khai. Có thể nói, đây là một họ hàng xa của loài Homo sapiens – người hiện đại chúng ta.
Cận cảnh hài cốt hóa thạch của loài mới thuộc chi người, một sinh vật giao thoa đầy thú vi - Ảnh: Christopher Dunmore
Theo các nhà nhân chủng học từ Đại học Kent (Anh), cấu trúc bàn tay của hài cốt hóa thạch này, đặc biệt là ngón cái, cho thấy nó vừa thích nghi với việc trèo cây như những chú vượn, vừa thích nghi với việc cầm nắm vật dụng bằng chuyển động chính xác như con người.
Đây là một đặc điểm rất khác với các sinh vật thuộc chi Người vào cùng thời điểm, bao gồm các loài Australopithecus khác. "Cấu trúc xương được hình thành bởi những hành vi thườn xuyên trong cuộc sống. Vì vậy, những phát hiện của chúng tôi có thể hỗ trợ các nghiên cứu sâu hơn về sự tiến hóa cấu trúc bàn tay liên quan đến việc sản xuất và sử dụng công cụ bằng đá" - tiến sĩ Christopher Dunmore, người đứng đầu nghiên cứu, giải thích.
Bàn tay đã mang một số đặc điểm của con người thực thụ - Ảnh: Christopher Dunmore
Sinh vật này được các nhà khoa học ví như "con lai" giữa 2 thế giới người và vượn người. Rõ ràng, đặc điểm này cho thấy nó đang dần học cách rời bỏ cuộc sống trên cây và thích nghi với mặt đất.
Một điểm thú vị nữa là kênh sinh sản của các cá thể nữ thuộc loài này đã trở nên hẹp hơn so với vượn và vượn nhân hình – cũng là một đặc điểm mượn của con người hiện đại. Những thay đổi ở vùng chậu này giúp việc di chuyển thẳng đứng bằng 2 chân dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến việc sinh sản ở người nữ kéo dài và vất vả hơn tổ tiên vượn và vượn nhân hình cổ đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt