Tìm thấy xương của hàng chục con voi ma mút khổng lồ ở Mexico
'Viên đá lạ' được xác định là hóa thạch não của khủng long / Phát hiện hóa thạch của loài thằn lằn cá nhỏ nhất trong lịch sử
Thông tin từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH), nhà khảo cổ học của Viện là Pedro Sánchez Nava cho biết những động vật ăn cỏ khổng lồ này có lẽ đã bị mắc kẹt trong bùn của một hồ nước cổ, từng được gọi là Xaltocan và giờ đã biến mất.
Phát hiện này nằm gần một hố khảo cổ khác từng được phát hiện vào năm ngoái với gần 10 bộ xương voi ma mút được tìm thấy.
"Có quá nhiều, có thể đến hàng trăm bộ xương", nhà khảo cổ học Pedro Sánchez Nava, thuộc Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico cho biết.
Viện bắt đầu đào tại ba khu vực rộng lớn nhưng cạn vào tháng 10 năm ngoái khi công việc bắt đầu chuyển đổi một căn cứ không quân cũ thành sân bay dân sự. Trong khoảng sáu tháng, xương của 60 con voi ma mút đã tuyệt chủng được tìm thấy. Sánchez Nava nói rằng với tốc độ khoảng 10 con voi ma mút mỗi tháng được tìm thấy có thể tiếp tục. Dự án sân bay dự kiến hoàn thành vào năm 2022, lúc đó việc khai quật sẽ kết thúc.
Các cuộc khai quật được tiến hành trên bờ hồ cổ Xaltocan. Hồ nước cạn này dường như tạo ra một lượng lớn cỏ và lau sậy, thu hút voi ma mút thường ăn 150 kg mỗi ngày.
Cuộc khai quật nằm trong khoảng 10km vượt ra khỏi hố khổng lồ tìm thấy năm ngoái ở San Antonio Xahuento. Ở đó có hai hố do con người cổ đại tạo ra sâu khoảng 2m đã được đào khoảng 15.000 năm trước đây để bẫy voi ma mút. Những hố này, được tìm thấy trong quá trình khai quật cho một bãi rác, chứa đầy xương của ít nhất 14 con voi ma mút, và một số động vật khác.
Viện cho biết thợ săn có thể đã đuổi voi ma mút vào bẫy. Phần còn lại của hai loài khác đã biến mất ở châu Mỹ. Một con ngựa và một con lạc đà, cũng được tìm thấy trong các trầm tích, ở các lớp tương ứng với 15.000 đến 20.000 năm trước. Các cuộc khai quật mới ở căn cứ không quân không xuất hiện bất kỳ dấu vết riêng biệt nào có thể gợi ý về sự tàn sát của con người đối với các loài động vật.
Sánchez Nava cho biết những con voi ma mút được phát hiện gần đây nhất dường như đã bị mắc kẹt trong bùn của hồ cổ và chết, hoặc bị động vật khác ăn thịt. Nhưng xương sẽ được nghiên cứu thêm bởi vì Sánchez Nava cho biết con người có thể cũng có liên quan đến voi ma mút một khi chúng bị mắc kẹt.
Con người cổ đại có thể đã sử dụng các vũng bùn xung quanh bờ hồ như một cái bẫy tự nhiên. Có thể họ đã đuổi chúng xuống bùn và con người cổ đại đã có sự phân công rất quy củ để lấy thịt voi ma mút. Số lượng khổng lồ voi ma mút được phát hiện cũng có thể thay đổi quan điểm của các nhà khoa học về tần suất voi ma mút xuất hiện trong thực đơn bữa tối của tổ tiên chúng ta.
"Các nhà nghiên cứu từng nghĩ rằng ăn thịt voi ma mút của tổ tiên chúng ta chỉ dừng ở mức lẻ tẻ. Nhưng trên thực tế, nó có thể là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của loài người cổ đại”, Sánchez Nava cho biết.
Xương voi ma mút luôn có rất nhiều trong khu vực mà người Aztec, những người cai trị Thung lũng Mexico trong khoảng thời gian từ 1325 đến 1521.
Sánchez Nava thông tin thêm, số lượng lớn hài cốt voi ma mút sẽ cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cách voi ma mút ăn và liệu chúng có bị cận huyết hay suy giảm di truyền hay không. Điều này có thể góp phần vào việc cho biết về bức tranh săn bắn con người trên đất liền cách đây khoảng 10.000 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử