Bị cấm nhận là đệ tử, nhưng khi Tôn Ngộ Không quật đổ cây nhân sâm, tại sao hắn vẫn tìm Bồ Đề Tổ Sư nhờ giúp? Lý do thật ra rất đơn giản
Hé lộ lý do Nhị Lang Thần được Quan Âm Bồ Tát giao nhiệm vụ đi bắt Tôn Ngộ Không / Đây là vị đại thần mạnh nhất trong Tây Du Ký, dù chỉ xuất hiện một lần nhưng Ngọc Hoàng kinh hãi, ngay cả Như Lai cũng phải kính nể
Bộ phim "Tây Du Ký" năm 1986 được coi là kinh điển nhất, dù sau này có nhiều bản làm lại từ nguyên tác, nhưng vẫn không ghi được dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Tuy nhiên, ít người biết rằng bộ phim năm 1986 do Dương Khiết thực hiện có một số chi tiết đã được thay đổi so với nguyên tác.
>> Xem thêm: Cận cảnh loài rắn mới được phát hiện chỉ có tại Việt Nam
Chẳng hạn như trong nguyên tác, người gánh vác hành lý là Trư Bát Giới, nhưng đến phim phiên bản năm 1986 thì được đổi thành Sa Tăng. Bị chỉ trích nhiều nhất là cảnh Ngọc Hoàng nằm dưới gầm bàn thỉnh Như Lai trong cuộc náo loạn ở thiên cung. Sự thay đổi này ở phiên bản phim năm 1986 nhằm làm nổi bật vẻ uy nghiêm và thực lực của Tôn Ngộ Không, đồng thời coi thường sức mạnh của Ngọc Hoàng, từ đó làm tăng thêm sự náo loạn của Tam giới.
Tuy nhiên, hình ảnh Ngọc Hoàng trong nguyên tác vẫn rất đáng sợ. Khi Ngọc Hoàng yêu cầu Như Lai đến dự hội Bàn đào. Dù bận rộn đến đâu, Như Lai cũng chỉ có thể gác lại công việc để tới dự. Và khi gặp Ngọc Hoàng, Như Lai kính cẩn gọi Ngọc Hoàng là “Đại Thiên Tôn” và tự xưng là “Lão Tăng”. Nguyên tác "Tây Du Ký" là thế giới có thứ bậc, danh hiệu tôn kính và tự xưng là để cho thấy địa vị giữa Ngọc Hoàng và Như Lai.
>> Xem thêm: Ai ác bằng Trụ Vương, nghĩ ra hình phạt chỉ với giọt nước nhưng tàn bạo hơn cả lăng trì
Ảnh minh họa
Tất nhiên, còn có hai sự thay đổi thành công ở phiên bản phim năm 1986 rất cảm động. Đầu tiên là kiếp nạn ở Nữ Nhi Quốc, đạo diễn Dương Khiết đã thêm vào cốt truyện về mối tình giữa Đường Tăng và Nữ vương Nữ Nhi Quốc. Thứ hai là cốt truyện về kiếp nạn Tôn Ngộ Không đánh đổ cây nhân sâm ở Ngũ Trang Quán của Trấn Nguyên Đại Tiên. Vì đi khắp nơi không tìm được thuốc cứu cây nên Tôn Ngộ Không phải bay tới núi Linh Đài Phương Thốn để nhờ Bồ Đề Tổ Sư giúp. Nhưng tới nơi chỉ thấy cảnh hoang tàn trống rỗng mà rơi nước mắt. Hai thay đổi lớn này đều xoay quanh từ “tình”, rất lấy nước mắt của khán giả.
>> Xem thêm: Vào thời cổ đại, điều gì sẽ xảy ra nếu một cô gái không kết hôn sau 15 tuổi? Gia đình sẽ sợ hãi
Tạo hình Bồ Đề Tổ Sư và Tôn Ngộ Không trong phim "Tây Du Ký" phiên bản năm 1986.Trong số những thay đổi ở bản phim năm 1986, khi Tôn Ngộ Không quật đổ cây nhân sâm quý, hắn không đi đến nhờ Như Lai mà đi tìm Bồ Đề Tổ Sư thực ra là có lý do.
>> Xem thêm: Hầu hết phụ nữ thời cổ đại đều không sống quá 40 tuổi, tại sao lại như vậy? Có 3 lý do, tất cả đều gây tử vong
1. Trong kiếp nạn quật đổ cây nhân sâm, đây là lần đầu tiên Tôn Ngộ Không gặp khó khăn trên con đường đi tìm kinh Phật mà vượt qua khả năng của bản thân. Lúc này Tôn Ngộ Không muốn nhờ người tiếp viện thì dĩ nhiên hắn phải tới tìm nhân vật hàng đầu trong Tam giới. Sau khi đi khắp nơi nhưng không có kết quả, dựa theo mối quan hệ thân thiết, Tôn Ngộ Không sẽ tìm sư phụ của mình là Bồ Đề Tổ Sư trước. Tôn Ngộ Không và Như Lai không có nhiều tình cảm, chỉ gặp nhau một lần ở thiên đình khi hắn đại náo và bị nhốt dưới núi 500 năm. Hắn vẫn còn có ác cảm với Như Lai. Nói cách khác, trong lòng Tôn Ngộ Không đối với Như Lai có một khoảng cách lớn. Vì vậy, trước tiên hắn tìm đến Tổ Bồ Đề, nếu sư phụ chịu giúp đỡ thì không cần phải đến nhờ Như Lai.
2. Tôn Ngộ Không không trực tiếp đến gặp Như Lai nhờ giúp. Bởi nếu đến, thì tương đương với "nhảy cóc" trong việc vượt qua các kiếp nạn khi đi lấy kinh. Bồ Đề Tổ Sư là người thoát khỏi sự kiểm soát của Tam giới, không ở trong Ngũ Hành, bản thân ngài cũng không có quá nhiều danh hiệu, Tôn Ngộ Không trực tiếp đi tìm Bồ Đề Tổ Sư giúp thì sẽ không có ai biết. Hơn nữa, trong những lần cần nhờ trợ giúp, Tôn Ngộ Không thường không tới gặp Như Lai mà trước hết phải tìm Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu Quán Thế Âm Bồ Tát không giúp được thì sau đó mới có thể tiếp tục tìm Như Lai. Đây cũng được coi là nguyên tắc hành chính "mở cửa bước bậc". Vào nhà thì đầu tiên là mở cửa cổng, tiếp đến bước qua cửa tiền, sau đó mới tới cửa hậu. Bước lên cao thì phải bước từ bậc thấp rồi mới tới các bậc bên trên.
3. Chính vì Tôn Ngộ Không lần đầu gặp khó khăn nên mới đi tìm Bồ Đề Tổ Sư. Tôn Ngộ Không ban đầu không định tới Bồ Đề Tổ Sư cầu cứu, như ý định của người uống rượu ban đầu không phải là uống say. Tôn Ngộ Không dự đoán rằng đây sẽ là một thảm họa vượt quá giới hạn của bản thân, nếu không thể sống sót sau thảm họa này, hắn có thể sẽ bị đưa về Ngũ Hành Sơn và tiếp tục bị giam cầm. Vì vậy, Tôn Ngộ Không đã vội vã đến Linh Đài Phương Thốn để gặp sư phụ của mình lần cuối. Nhưng hắn không thể ngờ rằng, khi tới nơi thì nhà cửa trống rỗng, hoàng tàn. Các đệ tử và Bồ Đề Tổ Sư cũng không còn ở đó nữa. Tôn Ngộ Không nghĩ rằng nơi từng trang nghiêm đông đúc biến thành cảnh hoang tàn này có thể vì hắn năm xưa gây họa cho Tam giới. Do vậy bản thân không khỏi đau lòng rơi nước mắt, nhớ đến những kỷ niệm bên sư phụ và các đồng môn.
Tôn Ngộ Không dù chỉ được sinh ra từ tảng đá nhưng hắn cũng có tình cảm. Sau khi gặp rắc rối, hắn không có ai để giúp, nên sẽ nghĩ đến sư phụ của mình. Điều này giống như một đứa trẻ, sau khi gặp rắc rối, anh ta sẽ tìm cha mẹ. Khóc mới được cha mẹ an ủi, giáo dục. Khi xem bộ phim truyền hình "Tây Du Ký", mặc dù Bồ Đề Tổ Sư không xuất hiện nhưng ngài vẫn chỉ ra một con đường sáng cho Tôn Ngộ Không, gợi ý rằng chỉ bằng cách tìm Quán Thế Âm Bồ Tát nhờ giúp, cây nhân sâm mới có thể được hồi sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ