Dưới thời phong kiến, thái giám Trung Hoa thường gắn liền với hình ảnh tay cầm một cây phất trần. Vật dụng này được hoạn quan sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có việc được dùng như một loại "vũ khí" đặc biệt.
"Soi" khỉ đột bạch biến giống con người đến khó tin /
"Chết lịm" thần thái quý tộc của những con mèo trong Tử Cấm Thành
Hoạn quan thường xuất hiện với hình ảnh cầm một cây phất trần trong tay. Đây gần như một món đồ bất ly thân đối với thái giám.
Dưới thời phong kiến, cây phất trần được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân Trung Hoa.
Cây phất trần được làm từ lông thú hay sợi đay. Nó được sử dụng để đuổi muỗi, phủi bụi hoặc lau dọn nhà cửa. Nhiều người cho rằng công dụng của nó gần giống chổi lông gà.
Không chỉ người dân, thái giám cũng sử dụng cây phất trần và thường mang theo bên mình với nhiều mục đích khác nhau.
Một trong số đó là việc thái giám luôn cầm cây phất trần là để có thể quét bụi, đuổi muỗi... ở mọi ngõ ngách trong cung điện vào bất cứ thời điểm nào.
Nguyên do là bởi hoàng đế và chủ nhân các cung trong hậu cung của nhà vua có thể đi đến bất cứ nơi nào trong hoàng cung mà không dự đoán trước được.
Nếu nơi nào không được dọn dẹp sạch sẽ thì các hoạn quan sẽ bị chủ nhân trách tội. Vì vậy, thái giám luôn mang theo cây phất trần để có thể lau dọn sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.
Thỉnh thoảng, thái giám dùng cây phất trần để phủi bụi trên người hoàng đế. Họ làm như vậy vì không được phép dùng tay phủi bụi trực tiếp trên người nhà vua và chủ nhân các cung.
Đặc biệt, một số thái giám sử dụng cây phất trần làm "vũ khí" bí mật xua đuổi tà ma, điều xui xẻo và tăng thêm may mắn. Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian cho rằng vật dụng này có khả năng trừ tà, đem đến vận tốt cho con người.
Theo Tâm Anh/Kiến thức