Bí mật giấu kín trong nhà cổ nổi tiếng nhất phố Hàng Đào
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ nhà cổ 38 Hàng Đào chỉ là một ngôi nhà ống được xây dựng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh giống nhiều ngôi nhà khác của 36 phố phường Hà Nội. Khi bước lên tầng hai của ngôi nhà này, nhiều người sẽ bất ngờ trước điều mình chứng kiến.
Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà Nội / Khám phá ngôi nhà cổ cực đặc biệt của phố cổ Hội An
Là một trong những điểm đến nổi bật ở phố cổ Hà Nội, nhà cổ 38 Hàng Đào có một lịch sử đặc biệt mà không phải ai cũng biết.
Ngôi nhà này nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa), được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 17) với quy mô bề thế. Do chiến tranh, đình bị phá huỷ. Năm 1941, nhà được xây dựng lại với hai tầng, theo kiến trúc kết hợp truyền thống – hiện đại.
Sau khi xây lại, tầng một của công trình được sử dụng để buôn bán và ở, ngôi đình được chuyển lên tầng hai. Đến năm 1956, tầng một được sử dụng làm cửa hàng bách hóa.
Vào năm 2000, nhà 38 Hàng Đào được cải tạo để phục vụ cho hoạt động du lịch của phố cổ. Phần lớn kiến trúc cũ của ngôi nhà vẫn được gìn giữ.
Ngôi nhà mang cấu trúc hình ống đặc trưng với mặt tiền hẹp, chiều sâu lớn, được chia thành nhiều gian, ngăn cách bởi các sân trời.
Các cửa ra vào của ngôi nhà mang dáng dấp kiến trúc chùa chiền và các ngôi nhà chung, với cửa chính thì cao còn các cửa xung quanh thấp hơn.
Nét truyền thống của ngôi nhà thể hiện ở những câu đối cổ trang trí từng góc nhà…
…Các kết cấu gỗ được trạm trổ thanh thoát, kết nối với nhau bằng mộng.
Nét hiện đại thể hiện ở chất liệu bê tông chịu lực cùng một số họa tiết trang trí mang phong cách kiến trúc thuộc địa.
Sau khi cải tạo, tầng một ngôi nhà trở thành không gian trưng bày những sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam như đồ sơn mài Hạ Thái, lãnh Mỹ A, giấy dó, các sản phẩm thêu tay…
Ở tầng hai, gian ngoài cùng nơi trưng bày vải lụa truyền thống, mặt hàng đặc trưng của phố Hàng Đảo xưa.
Gian tiếp theo nằm sau dãy hành lang ngắn chạy qua giếng trời. Đây chính là đình Đồng Lạc, một ngôi đình có lịch sử lâu đời ở phố cổ Hà Nội.
Đình được chia làm hai gian. Gian ngoài có một bàn thờ bằng gỗ được chạm hình rồng tinh xảo, bên trên có lư hương bằng đồng, hai bên có giá chuông, giá trống.
Gian trong có các bàn thờ đặt bài vị của Tổ nghề cùng các vị Thành hoàng của Thăng Long: Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn.
Đình còn bảo lưu được tấm bia đá có tuổi đời hơn160 năm, là một di vật quý giá của phố cổ Hà Nội.
Bia đá dựng năm Tự Đức - Bính Thìn (1856) có ghi rõ “Đình chợ có bán yếm lụa do chủ hiệu Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng từ thời Lê”.
Năm 2004, đình Đồng Lạc – nhà cổ 38 Hàng Đào đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia của Việt Nam.
Theo Quốc Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
Cột tin quảng cáo