Bí mật 'kinh hãi' về tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế 'choáng váng'
Vụ đánh cắp tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử CIA / Sự thật về thân thế của nữ diễn viên được Hitler mến mộ
Thông qua các tư liệu lịch sử cùng với ảnh hưởng từ nhiều bộ phim cổ trang, hậu thế ngày nay đã dần quen thuộc với hình ảnh các tướng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt ra chiến trường xung trận.
Tuy nhiên trên thực tế, không quân đội của triều đại nào cũng sở hữu những trang bị tưởng chừng như tất yếu nói trên. Đội quân của nhà Tần cũng nằm trong số đó.
Hàng loạt những bức tượng binh mã được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng với tạo hình áo giáp giản đơn, đầu không đội mũ sắt đã khiến không ít người đặt ra câu hỏi: Vì sao quân đội của triều đại này lại dám xông pha trận mạc với những trang bị sơ sài và ít ỏi như vậy?
Kỳ thực, những bức tượng binh mã được tạo tác với hình dáng như vậy đã phần nào hé lộ về sức chiến đấu kinh hoàng của quân Tần năm xưa.
Bí ẩn phía sau những bức tượng binh mã không đội mũ sắt
Tháng 3 năm 1974, một phần của đường hầm binh mã thuộc lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm tại tỉnh Thiểm Tây một lần nữa được nhìn thấy ánh mặt trời sau hàng thế kỷ ngủ vùi trong lòng đất.
Bởi số lượng hết sức đồ sộ, kích thước và hình dáng lại vô cùng sống động, tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng đã được không ít chuyên gia ví như một trong những kỳ quan thế giới.
Tuy nhiên khi đi sâu vào nghiên cứu, các nhà khảo cổ lại không khỏi khiến dư luận xôn xảo khi công bố một phát hiện bất ngờ: Toàn bộ những bức tượng binh mã tại đây đều không được trang bị mũ sắt, ngay tới áo giáp cũng điêu khắc hết sức sơ sài.
Theo đó, những bức tượng người mô phỏng theo binh lính bình thường của Tần triều đa số đều chỉ đội trên đầu một loại mũ tròn khá nhỏ. Vào thời bấy giờ, đó thực chất chỉ là một loại khăn che đầu phổ thông được làm từ vải bố.
Những người có chức vị cao hơn như tướng lĩnh thì được đội mũ làm từ da trâu, tuy nhiên loại mũ này cũng được tạo tác hết sức giản đơn, thua xa so với những chiếc mũ được trang bị cho quân nhân trên chiến trường thời cổ đại mà người đời vẫn quen thuộc.
Bên cạnh số ít những bức tượng có khăn che hay mũ đội, đa số các bức tượng binh sĩ còn lại đều chỉ cuộn tóc trên đầu để tạo thành búi.
Do các bức tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng được nhận định là tạo tác dựa theo hình mẫu có thật, vì vậy không khó để nhận thấy một sự thật kỳ lạ vào thời bấy giờ: Bất kể là binh lính bình thường hay tướng sĩ cấp cao, quân đội Tần triều khi xưa đều không đội mũ sắt, ngay tới áo giáp trên người cũng hết sức đơn giản.
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, năm xưa khi loạn 7 nước diễn ra, quân đội Tần quốc vốn đã sở hữu thế mạnh vượt trội về vũ khí. Vậy đâu là lý do khiến binh lính nước này dù được đầu tư về vũ khí nhưng lại có phần coi nhẹ về trang bị bảo vệ?
Sự thật về trang bị quân sự của quân Tần: Không cần mũ giáp vì 3 lý do
Ảnh: Nguồn Internet.
Về nguyên nhân khiến quân đội nhà Tần không đội mũ sắt và chỉ mặc áo giáp giản đơn khi ra trận, các học giả hiện đại đã đưa ra 3 lý giải dưới đây.
Thứ nhất, việc chế tạo số lượng lớn mũ sắt, giáp sắt vào thời bấy giờ là điều không dễ dàng.
Vào thời Chiến Quốc, các trang bị nói trên đều là những thứ quân trang hết sức đắt tiền. Nguyên nhân là bởi đồ sắt chưa thực sự phổ biến vào thời bấy giờ, nguyên liệu chế tạo vũ khí chủ yếu vẫn là đồng xanh.
Trong khi đó, ở trên lãnh thổ Trung Hoa vào thời bấy giờ, sản lượng đồng xanh vốn có hạn, vì vậy giá cả của loại nguyên liệu thiết yếu đối với quân đội này cũng không hề rẻ.
Theo lý giải của chuyên trang lịch sử Trung Quốc Qulishi, khi ấy chỉ có một số loại vũ khí đặc biệt như mác, mâu, mũi tên hoặc đao, kiếm mới được đúc từ đồng xanh, còn lại đa số đều làm bằng nguyên liệu khác.
Vì thế ngay cả khi sử dụng nguyên liệu này để chế tạo mũ, giáp thì số lượng hao tốn cũng không phải là một con số nhỏ.
Điểm mấu chốt hơn còn nằm ở chỗ, quân đội Tần quốc vốn thường xuyên xuất chinh, mỗi lần ra trận đều có tới cả mấy trăm ngàn binh sĩ. Do đó việc chế tạo hàng trăm ngàn bộ mũ, giáp để trang bị cho quân lính sẽ vô cùng tốn kém.
Thứ hai, mũ giáp mặc dù có tính bảo vệ nhưng ít nhiều cũng gây cản trở trên chiến trường.
Ảnh: Nguồn Internet.
Theo ghi chép của một nhân vật có tên Tố Hỉ từng làm quan tại Tần quốc, quân đội nhà Tần năm xưa mỗi khi ra trận đều mang tâm lý liều chết để giết địch.
Nguyên nhân là bởi trước khi Tần quốc thống nhất Trung Hoa, nước này từng đặt ra một quy định: Binh lính chỉ cần chém được 1 thủ cấp của kẻ địch là sẽ được tăng chức vị lên 1 cấp. Như vậy phàm là người chém được càng nhiều địch thì chức tước, bổng lộc ắt sẽ càng cao.
Cũng bởi vậy mà năm xưa Tố Hỉ từng ghi lại một vụ án phát sinh trên chiến trường về việc có hai binh lính Tần quốc vì tranh đoạt thủ cấp của một kẻ địch mà muốn sát hại đồng đội.
Từ đó có thể thấy, việc hạ sát quân địch vốn được binh sĩ Tần quốc vô cùng coi trọng. Mỗi khi xung trận, họ thậm chí không màng tới an nguy của bản thân mà chỉ có một ý nghĩa kiên trung: Anh dũng giết địch, kiến công lập nghiệp.
Xuất phát từ quan niệm thâm căn cố đế này, rất có thể các binh sĩ Tần quốc năm xưa vốn không có nhu cầu mang mũ giáp ra trận. Bởi những trang bị này tuy có thể đảm bảo an toàn nhưng cũng tương đối nặng và vướng víu, từ đó sẽ có thể cản trở việc họ giết địch lập công.
Thứ ba, tinh thần thượng võ và sức chiến đấu kinh hoàng của quân Tần.
Ảnh: Nguồn Internet.
Theo Qulishi, rất nhiều bức tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều có chung một đặc điểm: Họ cầm trên tay những thứ vũ khí cực kỳ sắc bén, không đội mũ bảo vệ, ngay tới áo giáp cũng rất sơ sài, đặc biệt là những bức tượng đứng hàng thứ nhất.
Vì vậy có giả thiết cho rằng những bức tượng này đại diện cho các binh lính mang nhiệm vụ xung phong đi đầu, nói cách khác chính là biệt đội cảm tử trên chiến trường.
Ngoài ra, họ cũng có thể là những người gánh vác một số nhiệm vụ đặc biệt. Nhìn chung cơ hội sống sót của các binh lính này đều không cao, nếu không muốn nói là đa số đều một đi không trở lại.
Do đó, việc họ không mặc áo giáp hay đội mũ sắt cũng được xem là một cách thể hiện tinh thần cảm tử vì đất nước, không hề sợ hãi trước cái chết của binh lính Tần quốc.
Xét trên một khía cạnh khác, có giả thiết cho rằng bởi vì Tần quốc năm xưa sở hữu thế mạnh về vũ khí hiện đại, hơn nữa lại có sức chiến đấu mạnh mẽ.
Vì thế việc họ không mang mũ giáp ra trận một mặt thể hiện cho tinh thần thượng võ của người Tần, mặt khác lại bộc lộ sức chiến đấu kinh hoàng của đội quân từng khiến các chư hầu đều phải khiếp sợ ấy.
Mặc dù những bức tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã hé lộ phần nào về cách trang bị đặc trưng khi ra trận của quân Tần năm xưa.
Tuy nhiên việc lược bỏ mũ, giáp trong quân trang rốt cục là do quy định của giai cấp thống trị hay do ý thức tự giác của binh lính thời bấy giờ thì vẫn chưa có chứng cứ xác thực, hết thảy mới chỉ dừng lại ở giả thuyết của hậu thế mà thôi…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 2 con chó nhà 'đại chiến' với rắn hổ mang chúa 'khủng' và cái kết
Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất
CLIP: Cuộc chạm trán sinh tử giữa báo và cá sấu, 'vua tốc độ' nhận cái kết đầy bi thảm
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp
Mức cát xê rẻ mạt Lục Tiểu Linh Đồng nhận được sau 6 năm đóng vai Tôn Ngộ Không, còn không đủ tiền lấy vợ
Tại sao đàn ông cổ đại thích cưới những cô gái 13, 14 tuổi? Có ba lý do chính, mỗi lý do đều rất thực tế!