Bí mật nơi Tôn Ngộ Không bị nhốt 500 năm dưới đá
'Nổi da gà' với sự thật khó tin về Quan Thế Âm Bồ Tát trong Tây Du Ký 1986 / Những địa điểm đẹp như chốn thần tiên trong Tây Du Ký
Cách thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam 75km về phía Đông Nam, Thạch Lâm nằm trọn trong khu tự trị dân tộc Yi trải dài trên một diện tích rất lớn lên đến 400km vuông. Đặc sản không gì khác ở đây chính là đá và đá.
>> Xem thêm: Phát hiện di thể thời nhà Thanh để kiểu tóc thời Minh, chuyên gia ngỡ ngàng: Có phải Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký?
Đá nhấp nhô trên mặt hồ ngay cổng đi vào
>> Xem thêm: Bí ẩn 'ngọn núi thiêng Trung Quốc' - Con người ‘một đi không trở lại’: Hang 'ăn thịt người' là có thật?
Thạch Lâm gồm hàng vạn trụ đá màu xám đa kích cỡ với nhiều hình dạng khác nhau, cột đá thấp nhất khoảng 10m cao nhất gần 200m so với mặt đất.
Các nhà khoa học cho rằng Thạch Lâm là ví dụ điển hình của kiểu địa hình Karst, ước tính được hình thành khoảng 270 triệu năm trước trong kỷ Than đá của thời Đại cổ sinh.
Chuyển động liên tục của thạch quyển làm cho nước biển bao phủ kiến khu vực này rồi rút đi từ đó hình thành các núi đá vôi.
Đá xen kẽ với các loại cây xanh trong rừng, du khách có thể nghỉ chất bất cứ chỗ nào
Ở giai đoạn lịch sử đầu tiên ở khu vực này nơi đây được bao phủ chủ yếu bởi đất bazan và trầm tích. Trải qua nhiều hoạt động nâng và xói mòn của địa chất cùng các điều kiện khí hậu thủy văn, từng lớp rừng đá hình thành các tầng và có diện mạo như bây giờ.
Một số loại đá vôi điển hình chỉ có mặt ở Thạch Lâm, ngoài các hình núi đá vôi sắc nhọn, hình lưỡi dao, nơi đây còn nhiều núi đá vôi hình tháp và hình nấm, bụt mọc.
Chính nhờ sự đa dạng và phong phú về chủng loại của đá vôi mà Thạch Lâm còn được gọi là “Bảo tàng rừng đá vôi” - cái tên nêu cao cả giá trị khoa học và thẩm mỹ của khu vực.
Nhiều cột đá với hình dạng khác nhau nhấp nhô phun lên trời
Bên trong lòng Thạch Lâm còn nhiều địa danh tuyệt đẹp khác đó là thác nước Dadieshui, hồ Changhu và cả hang “mây tím” Ziyundong... tạo nên một khung cảnh toàn diện cho du khách thưởng thức.
Ngoài ra, Thạch Lâm còn sở hữu một câu chuyện tình buồn rất nổi tiếng khác giữa nàng Ashima (dân tộc Yi) và một chàng trai nghèo.
Tình yêu của hai người không được chấp thuận, nàng bị con trai của lãnh chúa độc ác bắt cóc. Chàng trai nghèo đã đấu tranh và cuối cùng cũng cứu được Ashima nhưng hai người bị đuổi bắt ráo riết, phải chạy vào Thạch Lâm.
Tại đây, Ashima đã bị một cơn lũ dìm chết và cô biến thành một hòn đá lớn. Hàng năm vào ngày 24/6 âm lịch, người dân tộc Yi vẫn tổ chức lễ hội với các trò chơi như đấu vật và múa hát để tưởng nhớ về câu chuyện tình buồn đó.
Khu rừng đá Thạch Lâm này đã được UNESCO công nhận là Vườn Địa chất Thế giới vào năm 2004.
Khách du lịch tranh thủ ghi dấu chân
Các nhà nghỉ chân trên đường leo núi đá
Các khối đá tựa núi kề sông đã triệu năm nay
Khách du lịch đổ về đây rất đông
Xe điện chở hành khách đi tham quan một vòng khoảng 20 phút đã bao gồm trong tiền vé
Lái xe hầu hết là phụ nữ, họ chỉ học lái xe trong khoảng 1 tuần là thành thạo
Phụ nữ trong trang phục truyền thống dân tộc Yi
Phương đình giữa hồ, nơi du khách nghỉ chân và chụp ảnh lưu niệm
Du khách check in ghé thăm bối cảnh của phim Tây Du Ký 1986
Để đi đến Thạch Lâm, du khách có thể đi bằng máy bay tới Sân bay quốc tế Vu Bá Gia tại Côn Minh rồi di chuyển bằng ô tô khoảng 1,5 giờ.
Du khách thích trải nghiệm đường có thể đi từ cửa khẩu Hà Khẩu bằng tàu sắt khoảng 5 tiếng tới thành phố Côn Minh sau đó di chuyển bằng ô tô.
Bốn mùa quanh năm đều có thể đến Côn Minh vì nơi đây còn được gọi là Xuân Thành tức thành phố mùa xuân quanh năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Phong tục kỳ lạ của bộ tộc kiểm tra ‘trinh tiết’ nam giới bằng cách đi tiểu
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
CLIP: Bị 60 linh cẩu truy sát, sư tử phản đòn rồi nhận cái kết khó tin
Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam vẫn còn trữ lượng khổng lồ chưa được khai thác
Tìm hiểu đám cưới 'man rợ' của các bộ tộc châu Phi, cô dâu kêu cứu nhưng người nhà chỉ lạnh lùng nhìn