Phát hiện di thể thời nhà Thanh để kiểu tóc thời Minh, chuyên gia ngỡ ngàng: Có phải Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký?
Phong tục tuẫn táng bất công đẩy con người đến cái chết không trọn vẹn: Bí mật những đôi chân "hở" trong mộ cổ / Đào được "quái thú" bằng vàng trong mộ cổ: Chuyên gia vừa nhìn đã nói “Anh phải giao nộp nó ngay!”
Bắc Kinh (Trung Quốc) là một thành phố có lịch sử hơn 800 năm, nhiều đời hoàng đế đều lựa chọn đóng đô ở đây nên có vô số di tích văn hóa và lăng mộ cũng được khai quật ở vùng đất này.
Tháng 5/2006, tại một công trường xây dựng trên đường Ngọc Tuyền, núi Thạch Cảnh, Bắc Kinh, đội công nhân phát hiện một chiếc quan tài đã mủn với xác chết kỳ lạ nằm trong đó.
Thi hài dài 1,73 mét và có sáu ngón chân trên bàn chân trái. Khi mới khai quật, da vẫn còn độ đàn hồi và có màu đồng, sau này hơi ẩm bay hết, tóc và móng tay vẫn được bảo quản tốt, nhưng toàn thân chỉ còn một màu đen xì.
Thi thể người được tìm thấy trong ngôi mộ cổ. Hình ảnh: Kknews
Điều kỳ lạ là ở ngôi mộ hoang tàn này lại có một vật tùy táng quý giá là một chiếc long bào thời vua Khang Hy nhà Thanh nhưng xác chết lại để kiểu tóc búi thời nhà Minh.
Chính điểm này khiến cho tất cả mọi người ở hiện trường và dư luận đều nhận định đây chính là Vi Tiểu Bảo trong cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn Kim Dung.
Bởi Vi Tiểu Bảo có liên quan đến phong trào phản Thanh phục Minh nên để kiểu tóc búi thời nhà Minh hoàn toàn là điều dễ hiểu, nó lại trùng khớp với kết cục của cuốn tiểu thuyết Lộc Đỉnh Ký!
Chiếc long bào Thanh triều và xác chết có kiểu tóc búi thời nhà Minh. Hình ảnh: Tanling
Hơn nữa ở thời phong kiến, long bào chỉ có duy nhất bậc quân vương mới được mặc, thậm chí phi tần hay thái tử cũng sẽ phạm tội khi quân nếu dám động vào, chứ huống chi là cận thần. Thế nên chỉ có Vi Tiểu Bảo - tên "thái giám tiểu lưu manh" được vua Khang Hy hết mực yêu quý mới có thể tùy táng cùng chiếc long bào quý giá như vậy.
Chủ nhân ngôi mộ thực sự là Vi Tiểu Bảo?
Cũng bởi sự tò mò của dư luận nên các chuyên gia khảo cổ rất nhanh đã bắt tay vào công cuộc xác minh danh tính của xác chết cổ này.
Dựa trên một số manh mối trong văn bia và thông qua khám nghiệm tử thi thì các chuyên gia kết luận người này không phải Vi Tiểu Bảo như đồn đoán ban đầu mà là một vị đại phu – được sinh ra ở thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh và làm quan tứ phẩm dưới thời vua Khang Hy có tên là Hoàng Chuyết Ngô.
Ảnh phục dựng chân dung Hoàng Chuyết Ngô. Hình ảnh: Baidu
Theo kết quả đưa ra của các chuyên gia thì Hoàng Chuyết Ngô mất năm 50 tuổi và thời điểm ông qua đời có thể là cuối mùa thu. Trong thời gian giữ chức, ông có rất nhiều đóng góp cho triều đình.
Vào thời Khang Hy, do có nhiều thành tích xuất sắc nên Hoàng Chuyết Ngô đã được phong tước vị "Trung Hiến Đại Phu", được hoàng đế ban thưởng cho bộ y phục kỳ lân nhất phẩm và long bào thêu rồng năm móng. Điều đó chứng tỏ những cống hiến của ông lúc bấy giờ có giá trị vô cùng lớn.
Những năm cuối đời, Hoàng Chuyết Ngô sức khỏe suy kiệt, không thể tự sinh hoạt di chuyển, lâu ngày không khỏi, không thể ăn uống được gì nên cuối cùng đã qua đời ngay trên giường bệnh.
Sau khi ông mất, con cháu đã đổi kiểu tóc tết bím thời nhà Thanh sang kiểu tóc búi thời nhà Thanh để tỏ lòng tưởng nhớ truyền thống của Hán tộc. Vì dù gì ông cũng được sinh ra ở thời nhà Minh.
Thế nên lời đồn đoán về ngôi mộ của Vi Tiểu Bảo không phải là sự thật và câu hỏi lớn về sự tồn tại của nhân vật nổi tiếng này vẫn tiếp tục là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào