Khám phá

Bí mật về con đường lâu đời nhất nhì Sài Gòn, vai trò vô cùng quan trọng, nằm ngay trung tâm thành phố

Con đường này có mặt từ khoảng gần 150 năm trước. Từ đó đến nay, qua nhiều lần đổi tên, nó vẫn là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng của TP Hồ Chí Minh.

Bí ẩn người Việt Nam đầu tiên chế tạo máy bay: Được vua Bảo Đại cho tiền, thông tin được giữ kín / Ngôi chùa phật giáo cổ nhất Việt Nam có tuổi đời 1800 năm nằm ở tỉnh nào?

Gần 150 năm trước, Pháp bắt tay vào quy hoạch Sài Gòn sau khi chiếm được Gia Định. Các tuyến đường mới đầu được đánh số theo thứ tự. Trong những tấm bản đồ đầu tiên mà người Pháp vẽ Sài Gòn, có thể nhận ra một số con đường quen thuộc, còn hiện diện đến tận ngày nay.

Chẳng hạn, đường số 1 là đường Hàm Nghi ngày nay, đường số 2 là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay, đường số 13 là đường Lê Lợi ngày nay, đường số 16 là đường Đồng Khởi ngày nay…

duong-nguyen-binh-khiem-1
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1950. Ảnh tư liệu

Trong số đó, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trở nên nổi trội hơn cả khi nằm ngay trung tâm thành phố, chứng kiến biết bao thăng trầm của nơi đây. Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những con đường xưa nhất nhì TP.HCM.

Tên đầu tiên của đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là đường 2. Nó là một trong 4 con đường quan trọng được vua Minh Mạng xây từ năm 1836 để bao quanh nền cũ của Thành Gia Định (Thành Phụng). 3 con đường còn lại ngày nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Mạc Đĩnh Chi và đường Nguyễn Du.

duong-nguyen-binh-khiem-2
Bản đồ vẽ thành Phiên An và thành Gia Định với sự hiện diện của đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh tư liệu

Đến năm 1871, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm được đổi tên thành Rue de Tay-Ninh. 26 năm sau, đường được thay tên khác là Rousseau. Đây là tên của một nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến Cách mạng Pháp 1789 – Jean-Jacques Rousseau. Năm 1908, trên con đường này xuất hiện tu viện Sainte Enfance (nay là tu viện Saint Paul).

duong-nguyen-binh-khiem-4
Đường No.2 trong bản đồ Sài Gòn năm 1867. Ảnh tư liệu
duong-nguyen-binh-khiem-6
Đường Tây Ninh trong bản đồ Sài Gòn năm 1896
duong-nguyen-binh-khiem-7Con đường khi mang tên Rousseau

Nhưng đến 1943, người Pháp quyết định đổi tên cho đường này, đặt nó là Docteur Angier. Cuối cùng, vào 1955, đường được đặt tên vị danh nhân nổi tiếng Việt Nam – Nguyễn Bỉnh Khiêm.

duong-nguyen-binh-khiem-5
Đường Tây Ninh vào hơn 100 năm trước. Ảnh tư liệu
duong-nguyen-binh-khiem-9
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa, có trường Adran bên đường. Ảnh tư liệu

Ngày nay, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khác xưa rất nhiều. Nằm ở vị trí trung tâm Quận 1, TP.HCM. Tuyến đường này được đánh giá có vai trò rất quan trọng với việc phát triển kinh tế, xã hộ. Hàng ngày, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có lưu lượng xe lớn, thường xuyên bị ùn ứ. Đó cũng là một trong những lý do mà hồi tháng 5/2023, Sở Giao thông vận tải TP.HCM quyết định điều chỉnh đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đoạn từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Nguyễn Thị MinhKhai thành đường một chiều (trước đó là đường hai chiều).

 

duong-nguyen-binh-khiem-11
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2005. Ảnh: Internet
duong-nguyen-binh-khiem-12
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2023 đã thành đường một chiều. Ảnh Internet

Trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có 2 trường trung học nổi tiếng, nằm liền kề nhau là trường nam sinh Võ Trường Toản và trường nữ sinh Trưng Vương. Cả 2 ngôi trường này đều được thành lập gần như cùng một thời điểm, nằm cùng trên khu đất vốn là cơ sở cũ của trường Tây lâu đời nhất Sài Gòn – Adran.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm