Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội: Không phải người Việt Nam, tên được đặt cho phố
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh / Rùng mình hủ tục cắt bộ phận sinh dục của bé gái từ sơ sinh đến 15 tuổi: Những đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần
Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học chuyên ngành y khoa hàng đầu tại Việt Nam. Đây cũng là trường đại học lâu đời nhất Việt Nam khi được người Pháp thành lập năm 1902 với tên gọi ban đầu là École de Médecine de Hanoi(Trường Y khoa Hà Nội) với nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho cả ba nước Đông Dương. Sau nhiều lần đổi tên, đến nay ngôi trường có tên Đại Học Y Hà Nội. Nhiều danh nhân y học Việt Nam đã trưởng thành từ ngôi trường này. Hiện tại, Đại Học Y Hà Nội vẫn là trường đại học có điểm chuẩn cao vào top đầu cả nước không chỉ với các nhóm trường chuyên ngành y khoa và còn so với các nhóm trường đại học lớn ở Việt Nam. Đậu vào được Đại Học Y Hà Nội là niềm vinh dự không phải ai cũng thể đủ khả năng thực hiện được.
Trường Đại học Y Hà Nội
Có lẽ người Việt Nam nào cũng đã nghe qua tên của trường đại học này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường danh giá này là 1 người nước ngoài.
Theo đó, Alexandre Yersin (22 tháng 9 năm 1863 – 1 tháng 3 năm 1943) chính là vị lãnh đạo đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội.
Cụ thể, trên trang web chính thức của Trường Đại học Y Hà Nội cho biết:“Alexandre Yersin (làm hiệu trường từ 1902 - 1904) được coi là người sáng lập trường, với tinh thần nhân đạo, nhân văn và tiến bộ. Giữ chức 2,5 năm với quyết tâm xây dựng một trường Y chính quy và hiện đại ở Đông Nam Á, có quy chế tương tự như đại học y Paris. Khó khăn đầu tiên ông vượt qua được là trình độ học sinh tuyển vào chỉ đủ để đào tạo y tá, nhưng ông đã cho bổ túc văn hoá để có thể đào tạo y sỹ; nhờ vậy sau này khi đủ điều kiện thì trường được nâng cấp lên cao đẳng, rồi đại học. Khó khăn thứ hai là giới cầm quyền không chấp nhận nhiều ý đồ và việc làm quá mạnh dạn của ông; ông phải ra đi; sau khi chuyển trường khỏi làng Kinh Lược, và cho xây dựng ngôi trường ở phố Bobillot (Lê Thánh Tông ngày nay), xây dựng bệnh viện thực hành ở phố Lò Đúc.”
Alexandre Yersin là nhà bác học nổi tiếng người Pháp gốc Thuỵ Sĩ, cũng chính là người tìm ra vi khuẩn dịch hạch trên thế giới. Ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Y khoa Hà Nội và giữ chức trong 1,5 năm. Mang trong mình quyết tâm xây dựng nên trường y chính quy và hiện đại ở Đông Nam Á, có quy chế tương tự như Đại học Y Paris, ông phải vượt qua nhiều khó khăn khi đầu tiên phải bổ túc văn hóa để có thể sản sinh ra các y sĩ vào vì trình độ học sinh đầu vào của trường chỉ đủ để đào tạo y tá. Sau khi đủ điều kiện, trường đã được nâng cấp dần dần từ cao đẳng lên đại học. Vị hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội đã thiết lập chương trình, giáo trình theo mẫu Đại học Y khoa Pháp, ông cũng chính là người trực tiếp giảng dạy.
Trong quá trình công tác, ông đã nhận thấy cơ sở trường và bệnh viện thực hành khá xa nhau nên đã đề nghị chuyển trường từ ấp Thái Hà về phố Bobilot (nay là phố Lê Thánh Tông). Sau đó, vào tháng 4/1903, trường đã được chuyển về phố Bobilot, bệnh viện thực hành cũng được dời về phố Armalot Roussau (nay là phố Lò Đúc). Alexandre Yersin còn lập thêm 1 cơ sở cho sinh viên mổ xác (hiện tại là Viện Giải phẫu ở phố Tăng Bạt Hổ) và 1 khu điều chế thuốc (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ ở phố Yersin). Chính vì những ý tưởng và việc làm quá mạnh dạn nên giới cầm quyền Pháp không chấp nhận, nên ông đã rời ghế hiệu trưởng sau 2,5 năm.
Không những là 1 nhà khoa học lớn, ông còn được yêu quý với đức tính gần gũi, khiêm nhường. Sự nghiệp và những cống hiến của Yersin đã để lại sự nghiệp khoa học đồ sộ và vô cùng quý giá. Chính những phẩm chất quý giá cùng trí tuệ khoa học, nhà Bác học A.Yersin được xem là biểu tượng rực rỡ của tinh thần thời đại, tinh thần quốc tế cao cả! Ở Việt Nam, có rất nhiều con đường, địa điểm được đặt theo tên của nhà Bác học này như: Trường THCS Yersin (Nha Trang); Trường THCS A.Yersin (Suối Cát – Cam Lâm); Trường Trung cấp Y dược Yersin, Bảo tàng A.Yersin; Trường Đại học Yersin Đà Lạt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?