Bí mật về nghi lễ “mở miệng xác ướp” của người Ai Cập cổ đại
3 lý do khiến hoàng đế Trung Quốc ít người sống qua tuổi 50 / 'Vén màn' những điều kinh ngạc về hậu cung Trung Hoa khác xa với phim ảnh
Những nghi lễ chôn cất của người Ai Cập
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.
Theo các nghiên cứu thì các xác ướp sẽ được chôn theo nhiều cách tương xứng với vị thế xã hội của người chết.
Những cá nhân thuộc tầng lớp thấp chỉ được ướp xác một cách đơn giản và bỏ vào một hầm mộ sơ sài hay bên rìa của một hầm mộ lớn.
Những người ở tầng lớp trên sẽ được chôn cất rất kỹ lưỡng trong hầm mộ có trang trí, dù có lẽ không phải là quan tài đá .
Một quan tài nhiều lớp thuộc ngôi đền Tamutnofret, được dự đoán có từ thời vua Ramses II (khoảng 1279-1213 trước công nguyên).
Có lẽ lễ nghi chôn cất quan trọng nhất của người Ai Cập cổ đại là lễ “mở miệng xác ướp”. Những người ở cấp bậc cao nhất, như các pharaon, sẽ được chôn trong quan tài nhiều lớp và quách đá, và thường được trau chuốt rất tỉ mỉ.
Nghi lễ mở miệng xác ướp
“Mở miệng xác ướp”- lễ nghi chôn cất quan trọng nhất của người Ai Cập cổ đại. Trong nghi lễ này, một thầy tu sẽ chạm vào miệng xác ướp hay quan tài bằng một que móc, giả bộ mở miệng xác ướp nhờ thế xác ướp có thể thở và nói chuyện trong cuộc sống tiếp sau.
Tuy nhiên sự thật về nghi nghễ này vẫn còn là một bí ẩn cho tới tận ngày nay.
Theo một nghiên cứu mới được đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Ai Cập học tổ chức tại Florence (Ý), những người Ai Cập cổ đại trước khi trở thành xác ướp có thể bị đục mất một vài chiếc răng để buộc phải mở miệng.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng mở miệng xác ướp có thể phục hồi giác quan của người chết sau khi họ qua thế giới bên kia. |
Quá trình này được thực hiện trước khi xác ướp được quấn trong băng, nhưng sau các bước rút não và loại bỏ nội tạng của xác ướp. Sử dụng dao và một cây đục bằng sắt, các linh mục Ai Cập cổ sẽ đục răng, cắt, bẻ khớp để buộc xác ướp phải mở miệng.
Chuyên gia về xác ướp Frank Rühli, Giám đốc Viện phát triển Y học thuộc ĐH Zurich và nha sĩ Roger Seiler đã cùng nghiên cứu 51 xác ướp, cùng 100 bộ xương sọ được lưu giữ tại Bảo tàng khảo cổ ĐH Zurich. Họ nhận thấy, một số xác ướp đã bị bẻ răng sau khi chết, đồng thời các ảnh chụp cắt lớp về xác ướp cho thấy những chiếc răng gãy được đặt sâu trong cổ họng. Dựa trên những gì được viết trong các tài liệu cổ, đối với những người có địa vị cao khi chết đi, hàm của họ buộc phải mở rộng. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ