Khám phá

Bị phạt đi đào khoai tây, nam sinh tìm thấy kho báu Ai Cập cổ đại 4.000 năm tuổi

Năm 1952, một nam sinh người Anh bị phạt đi đào khoai tây, không ngờ anh chàng lại đào được cổ vật Ai Cập có từ gần 4.000 năm trước.

Ảnh cũ nhà Thanh: Con dâu được ngồi cạnh mẹ chồng, người phụ nữ trong hình 8 gây chú ý / Giải mã 3 điện bí ẩn nhất Tử Cấm Thành: Đến nay chưa một lần mở cửa - Vì sao?

Theo tờ Guardian, năm 1952, một nam sinh trường Dalhousie ở Scotland, Anh quốc được yêu cầu tới giúp những người nông dân đào khoai tây trên cánh đồng rộng lớn như một hình phạt vì vi phạm nội quy của trường. Trong quá trình đào khoai tây, nam sinh nào đào được một vật thể hình cầu. Ban đầu, nam sinh này cho rằng đây chỉ là một củ khoai tây bình thường.

dao-khoai-tay-phat-hien-kho-bau-1700799063.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Chinatimes

Sau khi báo lại sự việc với giáo viên quản lý, giáo viên đã mang vật thể lạ trên đến Bảo tàng Hoàng gia Scotland để nhận dạng. Nhà Ai Cập học Cyril Aldred nhìn thoáng qua đã nhận ra đây là vật có từ giữa Vương triều thứ 12 của Ai Cập (khoảng 1922-1855 trước Công nguyên). Vật thể này có màu đỏ sẫm được điêu khắc bằng đá sa thạch.

Nam sinh đào được vật thể lạ rất ngạc nhiên khi biết đây chính là một kho báu có từ thời Ai Cập cổ đại có từ gần 4.000 năm trước.. Điều đáng kinh ngạc là 30 năm sau, 17 hiện vật Ai Cập cổ đại từ các thời kỳ khác nhau đã được khai quật ở cùng một nơi. Các chuyên gia suy đoán rằng những món đồ này có thể thuộc về một lãnh chúa địa phương vào thế kỷ 17. Sau khi ông qua đời, người thân của ông đã chôn cất ông đồ đạc dưới lòng đất.

Ý tưởng tìm kiếm những kho báu cổ xưa được chôn giấu ở vùng nông thôn Scotland (Anh quốc), thay vì dưới lòng cát ở Cairo (Ai Cập) có vẻ khó tin. Tuy nhiên, đây là cổ vật đầu tiên trong số 18 cổ vật Ai Cập được các nam sinh trong hơn 30 năm khai quật trong ba thời điểm riêng biệt ở những nơi không ngờ tới nhất – Melville House, một tòa nhà lịch sử gần giáo xứ nhỏ Monimail ở Fife.

dao-khoai-tay-phat-hien-kho-bau-1-1700799091.jpg
Nửa thân trên của một shabti bằng sứ được khắc cho một người đàn ông tên là Hor-sa-Iset, được phát hiện trong sân trường. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Scotland.

Năm 1952, Ngôi nhà Melville bị Trường Dalhousie chiếm giữ. Đây cũng là cơ hội để nam sinh trên phát hiện ra kho báu khi đi đào khoai tây.

Mười bốn năm sau, vào năm 1966, một bức tượng vàng mã bằng đồng Ai Cập hình một con bò Apis đã được các học sinh đang học thể dục ngoài trời tìm thấy trong cùng sân trường có niên đại cuối triều đại Ptolemaic (664-332 trước Công nguyên). Trong một bài tập nhảy, một trong số các cậu bé đã tiếp đất trên một chiếc cọc nhô ra khỏi mặt đất.

 

Sau khi trường Dalhousie đóng cửa, Melville House được hội đồng khu vực Fife lúc bấy giờ mua vào năm 1975, người đã sử dụng nó cho đến năm 1998 làm trường nội trú dành cho thanh niên phạm tội và trẻ em có vấn đề về hành vi. Năm 1984, một nhóm thanh thiếu niên đã mang một bức tượng đồng Ai Cập cổ đến bảo tàng để nhận dạng.

Tiến sĩ Elizabeth Goring là người phụ trách khảo cổ học Địa Trung Hải của bảo tàng khi đó đã tiếp nhận món đồ mà nhóm thanh thiếu niên mang tới để nhận dạng. Đây chính là bức tượng bằng đồng Ai Cập cổ đại. Goring nhớ lại người tiền nhiệm của cô, Aldred, kể cho cô nghe về những phát hiện trước đây trong khuôn viên Melville, và cô nhận ra rằng bức tượng nhỏ được tìm thấy ở đó chắc chắn có mối liên hệ với nhau.

dao-khoai-tay-phat-hien-kho-bau-3-1700799140.jpg
Tình nguyện viên đào bới trong khuôn viên Nhà Melville, năm 1984. Ảnh: National Museums Scotland

Việc phát hiện ra nó đã khẳng định chắc chắn rằng đã từng có một bộ sưu tập ở đó, nhưng làm thế nào các đồ vật đến được đó và tại sao chúng lại bị chôn vùi, vẫn còn là một bí ẩn.

Bị hấp dẫn bởi câu chuyện này, cô quyết định "đào sâu hơn một chút" và sắp xếp thời gian tới thăm trường học để xác định nơi chôn cất các bức tượng. Các chuyên gia tại Bảo tàng Anh đồng ý rằng bức tượng tượng trưng cho một linh mục đang mang lễ vật, có thể được tạo ra vào triều đại thứ 25 (khoảng 747-656 trước Công nguyên).

Goring quyết định tìm hiểu sâu hơn về chuyện này. Cùng lúc đó, cô cũng tìm thấy các đồ vật khác, từ bức tượng tinh xảo miêu tả nữ thần Isis đang cho con trai Horus bú cho đến một phần tấm bảng Con mắt của Horus.

 

"Đây là một trong những câu chuyện phi thường nhất đã xảy ra với tôi trong 26 năm làm việc tại bảo tàng",Tiến sĩ Elizabeth Goring, NMS cho biết.

Hầu hết các cổ vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Scotland (NMS). Elizabeth Goring cũng cho biết, ngôi nhà Melville (Melville House) trong trường được xây dựng vào năm 1697 và thuộc về Melville. Trong số những hiện vật Ai Cập cổ đại này có lẽ phải có một thành viên trong gia đình họ, Lãnh chúa Alexander Balgonie. Ông đến Ai Cập để chữa bệnh vào năm 1856 và qua đời ở Anh một năm sau đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người thân của vị lãnh chúa quá đau buồn trước sự mất mát này. Những món đồ ông sở hữu trong suốt cuộc đời đã bị người thân chôn cất cùng quan tài của ông vì cho rằng chúng mang lại vận xui. Đây cũng là lý do khiến các cổ vật được các nam sinh trong trường tìm thấy.

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm