Bị xử tử vì không xuất quân trợ chiến cho Quan Vũ, rốt cuộc vì sao Lưu Phong lại làm như vậy khi đã nhận được đề nghị?
Về Huế tìm nơi lưu giữ dấu ấn triều đại vàng son / Mỹ nữ phong lưu nhất trong lịch sử Trung Hoa: "Cắm sừng" cả Hoàng đế
Năm 219, Quan Vũ mang quân từ Kinh Châu lên phía bắc đánh tướng Ngụy là Tào Nhân ở Tương Dương-Phàn Thành, đề nghị con trai nuôi của Lưu Bị là Lưu Phong và Mạnh Đạt xuất quân trợ chiến.
Tuy nhiên khi ấy, Lưu Phong nhận được thư cầu cứu của Quan Vũ nhưng đã từ chối tiếp viện cho ông.
Kết quả sau đó là: Quan Vũ bị Lã Mông đánh úp sau lưng, Từ Hoảng đánh bại ở Phàn Thành, phải giải vây Phàn Thành bỏ chạy.
Vì những xích mích mới Lưu Phong và Mạnh Đạt, Quan Vũ không dám chạy về phía Thượng Dung, Phòng Lăng nên cùng đường, phải chạy về phía nam ra Mạch Thành. Trong khi Quan Vũ chờ đợi viện binh thì Mạnh Đạt và Lưu Phong án binh bất động không đến cứu, kết quả bị quân Ngô bắt giết.
Một câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh Quan Vũ đang ở tình thế nước sôi lửa bỏng như vậy, tại sao Lưu Phong lại quyết định khoanh tay đứng nhìn?
Nguyên nhân dẫn đến hành động này rất thực tế!
Thứ nhất, đó là vì Lưu Phong không thể cứu được Quan Vũ.
Chưa nói Lưu Phong trong tay có chưa đến 5 vạn binh mã, thực tế là ngay cả 4 vạn quân còn chưa đến. Kể cả nếu có 5 vạn binh trong tay, Lưu Phong cũng không cứu nổi Quan Vũ, bởi vì Quan Vũ khi ấy đã tự mình đi vào đường cùng.
Phía trước có Từ Hoảng, sau có Lã Mông, vì thế Mạch Thành mới trở thành một tòa thành lẻ đơn độc, khó tiếp viện. Lúc ấy, cho dù có là Lưu Bị đưa quân từ Tứ Xuyên đến cứu cũng chẳng thay đổi được gì.
Nhìn bản đồ có thể thấy, Thượng Dung nằm ở phía Tây Tương Dương, ở giữa cách nhau bởi Tân Thành, Phòng Lăng, mà khi ấy Quan Vũ đã đi đến Đương Dương ở phía Nam Tương Dương.
Thượng Dung ngày nay là huyện Trúc Sơn thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi đây là nơi giao nhau giữa Thiểm Tây, Hồ Bắc và Hà Nam. Từ Thượng Dung muốn đến được trung tâm Hồ Bắc bắt buộc phải đi qua Tương Dương, nếu không thì chỉ có thể băng qua núi Thần Nông, mà trong núi Thần Nông đến bây giờ vẫn có người rừng (dã nhân) qua lại, huống hồ gì là ở thời cổ đại khi ấy?
Cứ coi như Lưu Phong thực sự mang binh đi cứu viện, chắc chắn sẽ gặp đại quân của Từ Hoảng đóng tại Tương Dương, bấy giờ ngay cả Quan Vũ cũng không phải đối thủ của Từ Hoảng, Lưu Phong vừa đến e rằng sẽ mất mạng ngay.
Thứ hai, Lưu Phong khi ấy vốn không thể phân chia binh lực để đi cứu viện.
Tuy rằng mười nghìn quân cũng không phải là số lượng nhỏ, nhưng đối với địa bàn ở Thượng Dung, số quân này cũng chẳng đủ dùng.
Thượng Dung hiện nằm dọc các huyện Trúc Sơn, Trúc Khê và Phòng huyện, thuộc vùng trung bộ núi Tần Lĩnh, Hồ Bắc, phía Nam giáp núi Thần Nông hoang vắng, không một bóng người, là cửa ngõ bảo vệ Ích Châu, là khu vực tiền tuyến của cả Lưu Bị và Tào Tháo, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, người còn không đủ để trấn giữ, sao có thể cắt bớt đi chi viện?
Hơn nữa cho đến cuối cùng, Lưu Phong dù vẫn trấn thủ tại Thượng Dung, thì Mạnh Đạt, Thân Đam cùng Thân Nghĩa nổi dậy mang quân hàng Tào, Lưu Phong ra sức chống lại họ, đúng lúc ấy Từ Hoảng cùng Hạ Hầu Thượng dẫn binh đánh qua, Lưu Phong thất bại bỏ chạy.
Càng bất ngờ hơn là, Mạnh Đạt đã báo cho Lưu Bị biết trước rằng mình muốn làm phản. Nhân vật này vốn chẳng kiêng nể gì Lưu Bị, trong mắt ông ta, Lưu Bị chẳng đáng là người khiến hắn phải sợ hãi. Mạnh Đạt hành sự cũng vô cùng công khai, thẳng thắn, trước khi khai chiến với Lưu Phong, Mạnh Đạt cũng đã nói cho Lưu Phong biết kết cục của chính Lưu Phong.
Về sau, Quan Vũ tấn công Tương Phàn thất bại, đây cũng chẳng phải chuyện bất ngờ gì, thêm nữa là Quan Vũ thất bại rất nhanh, chỉ vỏn vẹn có mấy ngày ngắn ngủi, khi đang phá vòng vây ở Mạch Thành, đã bị quân Đông Ngô bắt giết.
Thời cổ đại việc truyền tin không dễ dàng, có lẽ Lưu Phong lúc ấy cũng chưa chắc đã biết được Quan Vũ gặp phải chuyện gì, càng đừng nói đến chuyện cứu viện cho Quan Vũ.
Trong sách chính sử, Lưu Phong bị giết chính là do không chịu mang binh cứu viện cho Quan Vũ, nhưng Lưu Bị không hẳn là vì thế mà giết Lưu Phong.
Gia Cát Lượng ở bên đã nhắc nhở Lưu Bị phải cẩn thận đề phòng Lưu Phong, vì sau này, Lưu Phong có thể sẽ là hòn đá cản đường khi Lưu Thiện lên ngôi. Đó mới là lý do thực sự khiến Lưu Bị quyết định ban cái chết cho người con nuôi của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt