Tào Tháo nổi tiếng thích chiếm đoạt vợ người khác, vì sao sau khi bắt được vợ Lưu Bị, ông lại không ra tay?
Nếu không để 3 mãnh tướng này rơi vào tay Tào Tháo, Lưu Bị có thể đã giữ được Kinh Châu, thay đổi cục diện Tam Quốc / Hé lộ đặc điểm kỳ quái trên cơ thể Tư Mã Ý khiến Tào Tháo khiếp sợ
Trong sử sách dường như cũng không có quá nhiều miêu tả về tướng mạo của Cam phu nhân. Tất nhiên Lưu Bị chắc chắn cũng không phải phường háo sắc như Tào Tháo, tuy rằng ông cũng có tới mấy bà vợ, nhưng bởi thời kỳ đầu năng lực có hạn nên ông đã không chăm sóc chu toàn được cho họ.
Lịch sử của giai đoạn Tam Quốc quả thật rất thú vị, cho dù là văn thần hay võ tướng, có thể nói rằng ai nấy đều thể hiện được bản lĩnh của mình. Thế nhưng bất kể bạn đọc tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" hay "Tam quốc chí", chắc hẳn đều rất khó có thiện cảm với nhân vật Lưu Bị. Lưu Bị là điển hình cho nguỵ quân tử, tuy rằng ông đúng là hết sức quý trọng người tài, nhưng cách ông xây dựng danh tiếng cho bản thân quả thật khiến nhiều người không ưa.
Chuyện ném A Đẩu vì Triệu Vân đã đủ khiến người ta chán ghét. Thế nhưng người đàn ông này có thể vứt bỏ lại vợ mình để chạy thoát thân thì ông làm ra được hành động ném con cũng chẳng khó hiểu chút nào.
Điều khó hiểu hơn nữa là, vợ của Lưu Bị từng rơi vào tay Lã Bố và Tào Tháo, thế nhưng vẫn quay về được với ông.
Lý do là gì?
Trước tiên, chúng ta cần chẳng định một điều: Lã Bố và Tào Tháo không phải chính nhân quân tử.
Lã Bố là người trở mặt được với cha nuôi của mình vì Điêu Thuyền. Còn Tào Tháo càng không cần nói nữa, vừa thấy Chân Lạc đã muốn chiếm làm của riêng, nhưng Tào Phi nhanh chân lấy về trước.
Do đó, vợ của Lưu Bị rơi vào tay hai người này, chắc hẳn sẽ vô cùng nguy hiểm. Ở đây không phải là nguy hiểm đến tính mạng, mà là rất có thể sẽ bị họ chiếm làm của riêng. Thế nhưng họ lại không làm như vậy.
Chúng ta hãy xem Lã Bố làm thế nào trước. Khi ấy nhân lúc Lưu Bị chưa có chuẩn bị, Lã Bố đánh úp Hạ Bì, còn bắt phu nhân của Lưu Bị làm tù binh. Lã Bố không chiếm họ làm của riêng, thậm chí về sau hoà giải xong còn trả về nguyên vẹn cho Lưu Bị. Sau này Cao Thuận lại cướp mấy phu nhân này đi, Lã Bố vẫn không hề động tới họ. Sau khi Lã Bố bị đánh bại, mấy phu nhân này lại an toàn quay về bên cạnh Lưu Bị.
Đến Tào Tháo, khi ấy Tào Tháo tấn công Kinh Châu, Lưu Bị đành phải vứt bỏ vợ mình chạy thoát thân, trong diễn nghĩa viết Triệu Vân cứu được Cam phu nhân và A Đẩu, thế nhưng Cam phu nhân đã nhảy xuống giếng, "Tam quốc chí" lại viết rằng Cam phu nhân cũng được hộ tống trở về an toàn.
Nhưng cho dù theo cách nói nào, có một điều rất rõ ràng là Cam phu nhân không bị đưa vào hậu cung của Tào Tháo. Vậy nên Lã Bố và Tào Tháo chưa từng động tới phu nhân của Lưu Bị, thật ra nguyên nhân cũng rất đơn giản, không nằm ngoài ba điểm sau:
Nguyên nhân thứ nhất: Dù đứng ở lập trường thù địch, con người ta vẫn âm thầm tuân theo một số nguyên tắc đạo đức cơ bản, đó là không ra tay với thê thiếp của kẻ địch khi hắn vẫn còn sống, nhưng nếu những người phụ nữ này goá chồng, vậy thì khó đảm bảo.
Nguyên nhân thứ hai: Tuy rằng khi ấy Lưu Bị vẫn chưa có thế lực lớn, nhưng Tào Tháo và Lã Bố đều nhận ra ông có ý chí tranh giành thiên hạ, cũng tôn trọng thái độ làm người của ông, thế nên cũng coi như anh hùng quý trọng anh hùng, bởi vậy mới không ra tay với phu nhân của Lưu Bị.
Nguyên nhân thứ ba: Điểm này có phần "phũ phàng". Vào thời Tam Quốc, phàm là những người phụ nữ có nhan sắc, dù trong "Tam quốc chí" hay "Tam quốc diễn nghĩa" đều sẽ được chú trọng mô tả, nhưng bạn từng thấy những đoạn miêu tả liên quan đến hầu như không có tác phẩm nào miêu tả lại dung mạo các phu nhân của Lưu Bị.
đó Lưu Bị không có quyền thế, cũng chẳng có tư cách để kén chọn tướng mạo phu nhân, xét thêm hành động thường xuyên vứt bỏ lại vợ mình của ông, khả năng lớn là những phu nhân ấy không xinh đẹp gì, có lẽ mặt mũi cũng chỉ bình thường, thế nên Tào Tháo và Lã Bố sao có thể rước mối thù cướp vợ với Lưu Bị chỉvì một người phụ nữ có dung mạo tầm thường?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ