Biến đổi khí hậu có thể khiến loài người tuyệt chủng?
Chim bị nhỏ đi vì… biến đổi khí hậu / Hải cẩu có thể tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
Và trong trường hợp mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nhiều, liệu biến đổi khí hậu có thể khiến loài người tuyệt chủng?
Biến đổi khí hậu tác động khiến nhiệt độ tăng cao, bão lũ diễn ra nhiều hơn và mạnh hơn, cháy rừng kéo dài và nghiêm trọng hơn. Các nhà khoa học dự đoán một loạt các kịch bản nếu biến đổi khí hậu không được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ xem xét các tác động trực tiếp, tin tốt là biến đổi khí hậu không có khả năng gây ra sự tuyệt chủng của con người.
"Không có bằng chứng về các kịch bản biến đổi khí hậu có thể khiến loài người tuyệt chủng", Michael Mann, giáo sư về khoa học khí quyển tại Đại học bang Pennsylvania và là tác giả của cuốn sách "Cuộc chiến khí hậu mới: Cuộc chiến để lấy lại hành tinh", nhận định.
Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện, biến đổi khí hậu có thể sẽ vẫn đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người, chẳng hạn như dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm và nước, có khả năng gây ra sự sụp đổ xã hội và tạo tiền đề cho xung đột toàn cầu.
Con người đang làm gia tăng lượng khí nhà kính, chẳng hạn như carbon dioxide và methane, trong khí quyển thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khác. Các khí này hấp thụ, thu giữ nhiệt từ mặt trời, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên và khí hậu thay đổi nhanh hơn nhiều so với thông thường, đẩy nhân loại vào con đường nguy hiểm.
Bức ảnh chụp Trái đất từ không gian. (Ảnh: Getty)
Theo ông Luke Kemp, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu rủi ro hiện hữu tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, hiệu ứng nhà kính có lẽ là cách duy nhất để tác động của biến đổi khí hậu có thể trực tiếp gây ra sự tuyệt chủng của loài người. Hiệu ứng này xảy ra khi một hành tinh bị cuốn vào một vòng lặp phản hồi dương không thể dừng lại của sự ấm lên và quá trình hấp thụ nhiệt diễn ra nhiều hơn so với lượng nhiệt mà nó mất đi, cho đến khi các đại dương của hành tinh này bốc hơi và không thể duy trì sự sống được nữa.
May mắn là hiệu ứng nhà kính chạy trốn không phải là một kịch bản biến đổi khí hậu hợp lý đối với Trái đất. Để hiệu ứng này xảy ra, một hành tinh cần có mức carbon dioxide vài nghìn phần triệu (con số này đối với Trái đất là hơn 400 phần triệu) hoặc một lượng khí methane giải phóng khổng lồ, và không có bằng chứng cho điều đó tại thời điểm này.
Trong trường hợp nhiệt độ toàn cầu tăng từ 5,4 độ F (3 độ C) trở lên, có thể dẫn đến sự sụp đổ của cơ sở hạ tầng xã hội, tình trạng bất ổn và xung đột nghiêm trọng. Một cách mà biến đổi khí hậu có thể gây ra sự sụp đổ xã hội là tạo ra tình trạng mất an ninh lương thực. Live Science đưa tin trước đó, việc hành tinh ấm lên sẽ dẫn đến một loạt tác động tiêu cực trong sản xuất lương thực, bao gồm tăng lượng nước bị thiếu hụt và do đó làm giảm năng suất thu hoạch lương thực.
Theo các nhà khoa học, tất cả các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn trong lịch sử Trái đất đều liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu cụ thể nào đó, như sự kiện tuyệt chủng Kỷ Ordovic–Silur khoảng 440 triệu năm trước với 85% số loài bị xóa sổ, Kỷ Trias (Kỷ Jura) khoảng 200 triệu năm trước đã giết chết 80% số loài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Lão nông nhặt được viên đá đen, sau đó tìm thấy 'kho báu' hơn 347.000 tỷ đồng