Biết rõ Nhai Đình rất quan trọng, vì sao Khổng Minh vẫn cố tình chọn người như Mã Tắc trấn thủ?
Vì sao 2 chân lành lặn nhưng Gia Cát Lượng vẫn chọn ngồi "xe lăn" để chinh chiến? Bí mật ẩn sau khiến hậu thế ai nấy đều nể phục / Không phải Lưu Bị, đây mới là người ngang Gia Cát Lượng về tài cầm quân, là bậc kỳ tài nhưng chết oan uổng, mang thân phận "bất tài", nguyên nhân tại vì sao?
Ảnh minh họa.
Năm 228, sau khoảng thời gian vài năm Thục Hán nghỉ ngơi dưỡng sức kể từ thất bại ở Di Lăng, Gia Cát Lượng đã quyết định phát động Bắc phạt đánh Tào Ngụy.
Thế nhưng ngay trong lần Bắc phạt đầu tiên, vì Mã Tắc để mất cứ điểm Nhai Đình, Thục Hán sau đó dù có cố gắng tới mức nào cũng không thể xoay chuyển được cục diện.
Điều đáng nói nằm ở chỗ, ngay cả khi Nhai Đình là một cứ điểm trọng yếu, Gia Cát Lượng vẫn quyết định bỏ qua nhiều tên tuổi như Khương Duy, Ngụy Diên, Mã Lương để chọn một người chưa từng có kinh nghiệm thực chiến như Mã Tắc trấn thủ nơi đây.
Liệu rằng đâu là lý do khiến nhân vật nổi tiếng biết nhìn người, dùng người như Khổng Minh lại đưa ra quyết định sai lầm này?
Lý do khiến Gia Cát Lượng bỏ qua Khương Duy, Ngụy Diên để chọn Mã Tắc trấn thủ Nhai Đình
Đầu tiên, chúng ta cần phải làm rõ tầm quan trọng của Nhai Đình đối với Thục Hán ở vào thời điểm bấy giờ.
Theo Qulishi, Nhai Đình khi ấy nằm ở Thiên Thủy (Cam Túc), là đầu mối giao thông quan trọng giữa Lũng Hữu và Hán Trung. Vì vậy, cứ điểm này luôn được Gia Cát Lượng xem như một đầu cầu cần bảo vệ.
Mặc dù nơi đây sở hữu địa thế dễ thủ khó công, tuy nhiên một khi để mất Nhai Đình, Thục Hán sẽ hoàn toàn bị đẩy vào thế bị động.
Năm 228, Gia Cát Lượng phát động lần Bắc phạt đầu tiên. Bấy giờ, ông tự mình dẫn đại quân tiến ra Kỳ Sơn, muốn thừa dịp đánh bất ngờ để dành thắng lợi.
Khổng Minh khi ấy đã dự tính được rằng, một khi khai chiến, đại quân Tào Ngụy tất sẽ chủ động tấn công Nhai Đình. Tuy nhiên khi ấy, ông lại giao cứ điểm này cho một tiểu nhân vật là Mã Tắc trấn thủ.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Mã Tắc (190 – 228), hay còn gọi là Mã Tốc, là anh em với tướng Mã Lương và cùng phụng sự dưới trướng nhà Thục Hán vào thời Tam Quốc.
Theo Qulishi,lúc bấy giờ, Mã Tắc chỉ có thể xem như một tiểu nhân vật, bởi ông chỉ là một người mới đầu quân cho phủ Thừa tướng, tương đương với một tham mưu nhỏ trong hàng ngũ tham mưu đông đảo của bộ tư lệnh mà thôi.
Hơn nữa, Mã Tắc khi đó còn chưa có công lao hay đống góp gì to lớn. Vì vậy có thể nói rằng cơ hội duy nhất để ông ghi danh vào võ đài lịch sử lúc bấy giờ chính là phụng mệnh Gia Cát Lượng đi trấn thủ Nhai Đình.
Tuy nhiên điểm đáng nói nằm ở chỗ, ứng cử viên cho vị trí này khi ấy cũng không phải chỉ có mình Mã Tắc mà còn có các tên tuổi như Khương Duy, Ngụy Diên hay Mã Đại.
Tuy nhiên, Khương Duy dù đã hàng Thục nhưng xưa kia vẫn là tùy tướng nhà Ngụy, Mã Đại buộc phải ra chiến trường để làm tiên phong, còn Ngụy Diên từ lâu đã tương khắc với Gia Cát Lượng.
Trong khi đó, Mã Tắc nổi tiếng có tài, lại rất hợp ý với Khổng Minh, cho nên có thể nói nhân vật này là một lựa chọn thích hợp ở vào thời điểm đó.
Mấu chốt còn nằm ở chỗ, trong mắt Gia Cát Lượng lúc bấy giờ, trấn thủ Nhai Đình là một nhiệm vụ hết sức đơn giản.
Bởi lẽ, ông đã chỉ rõ địa điểm trú đóng và đường đi nước bước cho Mã Tắc. Ông cũng tin rằng một Mã Tắc theo mình đã lâu hẳn sẽ không để việc gì xảy ra ngoài ý muốn.
Chưa dừng lại ở đó, Gia Cát Lượng còn phái phó tướng Vương Bình đi cùng hỗ trợ. Với sự phối hợp của 2 người này, nhiệm vụ ở Nhai Đình sẽ trở nên hoàn toàn dễ dàng một khi mọi việc được tiến hành theo đúng kế hoạch.
Thế nhưng không ngờ rằng, Khổng Minh vốn an bài cho Mã Tắc trú đóng ở nơi có nguồn nước thuận tiện, nào ngờ vị tướng này lại tự làm theo ý mình, cho quân hạ trại trên núi.
Kết quả là quân của Mã Tắc bị tướng Trương Cáp phe Tào Ngụy cắt nguồn nước, binh lính chạy trốn tứ tán, Nhai Đình càng không tránh khỏi cảnh thất thủ.
Không chỉ dùng sai người, Gia Cát Lượng còn phạm một sai lầm chí mạng khiến Nhai Đình thất thủ
Hình minh họa.
Về thất bại ở cứ điểm Nhai Đình, Mã Tắc chính là người nhận trách nhiệm nặng nề hơn cả. Kết quả là sau đó, ông cũng bị Gia Cát Lượng chém đầu răn ba quân.
Đây cũng là hậu quả của việc hành động theo cảm tính, cũng là hành động mà một người lãnh đạo nghiêm khắc như Khổng Minh buộc phải làm để duy trì quân kỷ.
Cho nên ngày nay, hậu thế mỗi khi nghe tới tên của nhân vật này sẽ không khỏi nhớ tới điển tích Gia Cát Lượng gạt lệ trảm Mã Tắc sau thất bại ở Nhai Đình.
Tuy nhiên theo quan điểm của Qulishi, năm ấy Khổng Minh chẳng những dùng sai người mà còn phạm phải sai lầm chí mạng khi đã đánh giá thấp lực lượng của quân địch.
Theo Qulishi, Tào Chân khi đó dẫn theo đại quân 50 ngàn tấn công Tà Cốc, Tư Mã Ý đem theo 15 ngàn binh tiến ra Lũng Tây, còn Trương Cáp tiên phong mang tới 50 ngàn đại quân để đánh vào cứ điểm Nhai Đình.
Mặc dù đã làm trái với phương án chỉ huy, đóng quân ở nơi xa nguồn nước, thế nhưng Mã Tắc cũng đã bố trí không ít chướng ngại vật, gây nhiều khó khăn cho quân địch.
Tuy nhiên chủ yếu là do Mã Tắc không có kinh nghiệm thực chiến, Nhai Đình lại không có Đại tướng để ứng phó nên mới dẫn tới kết quả đại bại.
Nếu như năm xưa, cứ điểm này có Triệu Vân hoặc Ngụy Diên, có lẽ tình thế vẫn còn có cơ hội xoay chuyển.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Mã Tắc tuy có tầm nhìn chiến lược nhưng không đồng nghĩa với việc ông sẽ trở thành một tướng lĩnh ưu tú trên phương diện mang binh đánh giặc.
Điều này cũng giống như một nhà thiết kế ưu tú chưa chắc đã là một kiến trúc sư xây dựng xuất sắc.
Gia Cát Lượng năm xưa nếu đã biết rõ Mã Tắc không có kinh nghiệm thực chiến, vậy thì xuất phát từ việc rèn luyện nhân tài, ông nên để cho vị tướng này tham gia chiến đấu ở một vài vị trí thứ yếu mới là giải pháp an toàn.
Ngược lại, đối với một cứ điểm trọng yếu như Nhai Đình, việc an bài một số tướng lĩnh có kinh nghiệm phong phú như Ngụy Diên hay Triệu Vân sẽ phù hợp hơn cả.
Chỉ tiếc rằng lịch sử vốn không có nếu như, và việc Nhai Đình thất thủ đã trở thành một sự thật không cách nào thay đổi.
Sau khi Mã Tắc bị chém, Gia Cát Lượng cũng tự giáng 3 cấp, một số nhân vật như Triệu Vân hay Đặng Chi cũng bị xử phạt.
Thế nhưng dù vậy, chiến lược tấn công của Thục Hán kể từ đó đã hoàn toàn biến thành phòng thủ.
Kể từ đây, Gia Cát Lượng dù có sở hữu tài năng vĩ đại, cũng chỉ có thể giúp Thục Hán chống đỡ thêm một khoảng thời gian nữa mà thôi.
Cho nên có thể nói, việc dùng sai Mã Tắc, để mất Nhai Đình có lẽ cũng là nỗi đau khiến Khổng Minh cả đời khó quên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm