Khám phá

Nổi danh là trọng nhân tài, vì sao Tào Tháo lại chưa từng chủ động chiêu nạp Gia Cát Lượng?

Gia Cát Lượng vốn là một trong số hai nhân tài hiếm hoi được nhận định là có thể \"an thiên hạ\". Thế nhưng năm đó, một người quý trọng hiền tài như sinh mệnh là Tào Tháo lại không chủ động tranh đoạt với Lưu Bị để chiêu nạp bậc kỳ tài hiếm có này về dưới trướng của mình.

Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán nhưng tại sao lại không thể giống nhất Tam Quốc? / Danh tướng có chỉ số IQ cao hơn cả Gia Cát Lượng: Xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những lý do dưới đây chính là nguyên nhân khiến Tào Tháo để vuột mất kỳ tài Gia Cát Khổng Minh vào tay Lưu Bị:

>> Xem thêm: Mãnh tướng nào của Tào Tháo mà Tư Mã Ý không dám động tới, Trương Phi, Triệu Vân không thể làm gì?

Tập đoàn chính trị của Tào Tháo khi đó không có vị trí thích hợp đối với Gia Cát Lượng

Trước khi Gia Cát Lượng rời núi, tập đoàn chính trị của Tào Tháo sở hữu số lượng nhân tài hết sức đông đảo. Trong đó, 2 nhân vật Tuân Úc và Quách Gia là đối tượng nhất định phải nhắc đến vì họ có tài năng chẳng kém cạnh gì Gia Cát Lượng.

 

>> Xem thêm: Lần đầu tiên trong đời ngồi xe hơi, phản ứng của Từ Hi Thái hậu lộ "điểm yếu" khiến Thanh triều diệt vong

Hậu phương Tuân Úc giúp Tào Tháo tiến cử nhiều hiền tài, tiền tuyến lại có Quách Gia bày mưu tính kế. Nhiều giai thoại còn cho rằng, vị Quách Gia này còn có thể chế ngự được cả Gia Cát Lượng.

Trùng hợp hơn, Gia Cát Lượng quyết định rời núi để đi theo phò tá Lưu Bị vào năm 208 – chỉ vẻn vẹn chưa đầy 1 năm sau khi Quách Phụng Hiếu qua đời. Vì vậy giả sử Khổng Minh rời núi sớm hơn và đi theo phụng sự cho Tào Tháo, thì vị mưu sĩ này cũng khó có thể tìm được cơ hội thăng tiến hay thi triển tài năng trong tập đoàn chính trị đã có quá nhiều nhân tài xuất chúng và kỳ cựu như vậy.

>> Xem thêm: Tại sao các cung thủ thời phong kiến cổ đại lại bắn mũi tên lên trời mỗi khi ra trận?

Lai lịch và tuổi tác của Gia Cát Lượng chưa đủ để Tào Tháo "động lòng"

 

Gia Cát Khổng Minh sinh năm 181, đi theo phò tá Lưu Bị từ năm 208 ở tuổi 27. Nếu so sánh về phương diện tuổi tác nói riêng, không khó để nhận thấy vị mưu sĩ này thua kém Tào Tháo tới tới 26 tuổi. Vì vậy trong mắt vị quân chủ họ Tào, ông có lẽ chỉ là một người trẻ tuổi có tài năng nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm.

Đấy là chưa nói đến, ngay cả khi biết tới thanh danh của Khổng Minh thì bản thân Tào Tháo với địa vị khi ấy cũng khó có thể hạ mình 3 lần tới lều tranh như Lưu Bị. Bởi khi Tuân Úc và Quách Gia còn phụng sự, việc ông phải cất công đi mời một nhân tài mà mình chưa rõ thực lực là một chuyện hết sức xa vời.

>> Xem thêm: 'Vợ lẽ' thời xưa ngoài sinh con nối dõi tông đường, còn có một tác dụng khác: Hậu thế ngậm ngùi thương thay

Danh tiếng của Gia Cát Lượng không đến tai Tào Tháo

Vốn trong thời kì thông tin trì trệ, quỹ tích hoạt động của Tào Tháo chủ yếu ở phương Bắc, Gia Cát Lượng vốn ẩn cư ở đất Kinh Châu, những người biết tới danh tiếng của ông cũng chỉ giới hạn trong phạm vi tại đây.

 

Có lẽ vì hai nhân vật Khổng Minh – Tào Tháo ở vào tình thế "người nam kẻ bắc", cho nên đây cũng là một trong những lý do khiến danh tiếng của Gia Cát Lượng khó có thể đến tai vị quân chủ này.

>> Xem thêm: 10 nhân vật nức tiếng nhất cuối thời nhà Thanh: Từ Hi đứng đầu, Uyển Dung xinh đẹp, người thứ 4 gây bất ngờ

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm