Khám phá

Bộ lạc "chân đà điểu" kỳ lạ ở châu Phi

Mặc dù sau khi biết được nguyên nhân khiến cho chân bị biến dạng như vậy, người dân ở bộ lạc này vẫn không muốn bước ra thế giới bên ngoài.

Những bộ tộc có tập tục 'quan hệ' kỳ quặc nhất thế giới / Dogon, bộ tộc có sự hiểu biết phi thường về vũ trụ

Trong lưu vực sông Zambezi ở Zimbabwe và Botswana, có một bộ lạc tên là Vadoma, nơi này trước đây bị lãng quên và người ta chỉ mới phát hiện ra nó cách đây không lâu.

Bộ lạc Vadoma có bàn chân kỳ lạ.

Bộ lạc Vadoma có bàn chân kỳ lạ.

Sự khác biệt lớn nhất giữa người dân của bộ lạc Vadoma và các bộ lạc khác chính là hình dáng bên ngoài của họ. Nếu thoạt nhìn, người dân bộ lạc Vadoma không có gì khác biệt mấy cho đến khi nhìn xuống bàn chân của họ. Bình thường bàn chân sẽ có 5 ngón nhưng họ chỉ có 2 ngón, nó rất lập dị và được ví như chân của loài chim đà điểu. Do đó, người Vadoma còn được gọi là “người đà điểu”.

bo lac "chan da dieu" ky la o chau phi hinh anh 2

Cấu trúc bàn chân đặc biệt này không gây ra bất kỳ rắc rối nào cho người dân Vadoma, thậm chí họ còn rất giỏi trèo cây. Tất nhiên, vì đôi chân đặc biệt này nên người dân không thể mang giày và dù trong thời tiết nào họ cũng chỉ đi chân trần.

bo lac "chan da dieu" ky la o chau phi hinh anh 3

Rất nhiều người quan tâm đến lý do tại sao bàn chân của bộ lạc Vadoma lại trở nên như vậy. Một số người cho rằng tổ tiên của họ không phải là người Trái đất mà từ hành tinh khác, có hình dáng giống như những con chim. Sau khi đến Trái đất, họ kết hợp với con người và sinh ra con cái có bàn chân giống móng vuốt đà điểu.

 

bo lac "chan da dieu" ky la o chau phi hinh anh 4

Đương nhiên, không ai tin vào truyền thuyết này mà họ tin vào khoa học nhiều hơn. Các nhà khoa học nghĩ rằng đây là một dạng biến thể. Một vài nghiên cứu cho thấy tình trạng này là do sự giao hợp của người dân trong bộ lạc. Những người họ hàng với nhau nếu kết hôn và giao hợp cận huyết sẽ sinh ra một đứa bé dị dạng và tình trạng này có tính di truyền nên hầu hết người dan trong bộ lạc đều mang đôi chân đà điểu.

bo lac "chan da dieu" ky la o chau phi hinh anh 5

Bên cạnh đó, chân đà điểu không phải là tình trạng duy nhất xảy ra ở bộ lạc Vadoma, nó từng xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và được gọi là “hội chứng càng tôm hùm”. Người đặt tên cho tình trạng này vào thời điểm đó nghĩ rằng gót chân bị biến dạng trông giống như càng của con tôm hùm.

Chừng nào người dân của các bộ lạc này rời khỏi bộ lạc và đi ra thế giới bên ngoài, triệu chứng này sẽ biến mất sau vài thế hệ.Nhưng đối với bộ lạc Vadoma, họ không nghĩ đó là một căn bệnh mà là một món quà từ thiên đường và không rời khỏi bộ lạc.

 

bo lac "chan da dieu" ky la o chau phi hinh anh 6

Việc từ chối liên lạc với thế giới bên ngoài như bộ lạc Vadoma, thậm chí có thể gây ra hậu quả tồi tệ hơn, bởi vì những cuộc hôn nhân cận huyết có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn trong tương lai và các dị tật khác có thể xảy ra, dẫn đến sự sụp đổ của bộ lạc. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương cũng đang thúc đẩy bộ lạc Vadoma tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm