Cuộc sống không tiền, không công nghệ của bộ tộc ở Himalaya
Nhiếp ảnh gia Cat Vinton đã ghi lại cuộc sống thuần chất, giản dị của người Chang Tang-Pa sống tại biên giới Tây Tạng - Ấn Độ, trên dãy Himalaya tuyết phủ.
Bí mật động trời về thân thế của 1 trong top 10 cao thủ trong Tây Du Ký / Đã là đế vương nhất định phải hiểu sử

Sinh ra trong một gia đình du mục sống ở cao nguyên Chang Tang trên dãy Himalayas, Jimmai là một phần của người Chang Tang-Pa.

Nhiếp ảnh gia Cat Vinton đã dành hơn 2 tháng sống với một gia đình người Chang Tang-Pa ở biên giới Tây Tạng - Ấn Độ. Cô ngủ trong lều làm từ da trâu yak cùng họ.

Gia đình ông Gaysto đã chào đón Vinton. Con gái của Gaysto, Sonam, đứng bên phải, con trai tên Karrma đứng phía trước và vợ ông là bà Yangyen đứng bên trái.

Sonam 12 tuổi. Cô bé có nhiệm vụ đảm bảo đàn dê của gia đình có đủ thức ăn - một điều khó khăn khi phần lớn đất đai nằm dưới lớp tuyết dày.

Người Chang Tang-Pa không dùng tiền, sống chủ yếu bằng việc trao đổi hàng hóa (phần lớn là dê và các sản phẩm từ dê).

Bà Yangyen và Karma chia sẻ khoảnh khắc dịu dàng trong ngôi nhà. Không có khoa học công nghệ, người Chang Tang-Pa sống đơn giản, phụ thuộc vào môi trường xung quanh.

Sau khi những người du mục lùa dê xuống từ sườn núi tuyết, họ nhanh chóng cho chúng ăn.

Bà Yangyen đang làm tsampa - một loại bột của Tây Tạng - từ đại mạch rang.

Khi gia đình ông Gaysto lên đường tới khu vực chăn thả cho mùa mới, họ để lại phía sau nền móng của khu ở tạm. Năm sau, gia đình họ sẽ trở lại nơi này.

Họ theo đạo Phật và thường cầu nguyện vào sáng sớm.

End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
Cột tin quảng cáo