Bộ tộc "người đà điểu" sở hữu bàn chân quái dị, chuyên gia phát hiện sự thật đau lòng về cách họ duy trì noi giống
Bộ tộc Columbia ẩn dật nghìn năm, tự nhận mình là anh của cả thế giới / Dogon: Bộ tộc thổ dân Châu Phi nắm giữ những kiến thức thiên văn kỳ lạ, vượt xa với những gì mà một bộ lạc có đời sống nguyên thủy có thể khám phá
Trong khi xã hội đang phát triển từng ngày thì vẫn còn những bộ tộc cổ đại sống ở những vùng đất ít người biết đến.
Ở lưu vực sông Zambezi của Zimbabwe và Botswana, có một bộ tộc tên là Vadoma. Những người ở đây từng được gọi là bộ tộc bị lãng quên, cho đến khi họ tình cờ được phát hiện. Ngoài ra, người dân ở đây còn được biết đến với cái tên "người đà điểu".
Hầu hết các bộ tộc cổ đều sống biệt lập với thế giới bên ngoài. Do không quen giao tiếp vì có ngôn ngữ và thói quen ứng xử độc đáo riêng, môi trường sống của họ tương đối lạc hậu. Hầu hết họ sống trong những khu rừng rậm rạp và có những phong tục độc đáo của riêng mình.
Sở dĩ những người của bộ tộc Vadoma có danh hiệu "người đà điểu" là bởi họ không có năm ngón chân như người bình thường mà chỉ có hai. Đầu của bàn chân trông giống như chân của một con đà điểu.
Bàn chân đặc biệt này không gây khó khăn gì cho người dân và họ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Những người này vẫn có thể chạy, thậm chí chúng còn leo cây rất giỏi. Vì bàn chân đặc biệt này mà cả bộ tộc không ai đi giày dép.
Bộ tộc bị lãng quên (Ảnh: Sohu)
Không ít người tò mò không biết điều gì khiến ngón chân của những người thuộc bộ tộc này khác biệt đến như vậy? Có người cho rằng đây là kết quả của một thế lực siêu nhiên nào đó.
Sau khi các chuyên gia tiến hành khảo sát và điều tra khu vực, một giáo sư trong lĩnh vực y tế đã khám phá bí ẩn về bộ tộc này.
Kết quả là sau khi nghiên cứu, người ta thấy rằng họ có bàn chân đà điểu là do yếu tố di truyền. Vì không giao tiếp với thế giới bên ngoài, điều này dẫn đến tình trạng hôn nhân với những người thân ruột thịt.
Chúng ta cũng biết tác hại của hôn nhân giữa những người thân ruột thịt hay còn gọi là hôn nhân cận huyết có tác động không hề nhỏ đối với thế hệ sau.
Thực tế, tình trạng "chân đà điểu" không phải chỉ có ở bộ tộc này, nó đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới và được y học gọi là "hội chứng móng vuốt tôm hùm". Chỉ cần người của các bộ lạc này chấm dứt hôn nhân cận huyết, triệu chứng này sẽ biến mất sau một vài thế hệ.
Nhưng đối với bộ tộc Vadoma, họ không nghĩ đây là một căn bệnh, mà là một món quà trời ban, và họ không muốn rời khỏi vùng đất của mình để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì vậy, tình trạng này vẫn còn tiếp tục tiếp diễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất