Lễ hiến tế cầu may mắn, thịnh vượng của bộ tộc Tengger ở Indonesia
Những bộ tộc sở hữu nhiều mỹ nữ nhất thế giới / Những chiến binh cuối cùng của bộ tộc săn đầu người: "Rửa tay gác kiếm" vẫn muốn giữ giá trị
Một thành viên bộ tộc Tengger chuẩn bị ném gà hiến tế vào miệng núi lửa Mount Bromo đang hoạt động ở tỉnh Đông Java. Ảnh: AFP
Bộ tộc Tengger được coi là một nhóm phụ của người Java ở miền Đông Java, Indonesia. Họ cũng tự xưng là hậu duệ của các hoàng tử Majapahit và dân số của bộ tộc Tengger hiện vào khoảng 100.000 người.
Người Tengger sống tập trung tại 30 ngôi làng bên cạnh ngọn núi lửa Mount Bromo, biệt lập trong Vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru ở phía Đông Java. Ngoài ra, các cộng đồng người Tengger rải rác cũng tồn tại ở một số khu vực Pasuruan, Probolinggo, Malang và Lumajang của miền Đông Java.
Lễ hiến tế Yadnya Kasada của người Tengger xuất hiện từ thế kỷ 15 và kéo dài khoảng 30 ngày (vào tháng 6 và 7 hằng năm), gắn liền với truyền thuyết về công chúa Vương quốc Majapahit. Vợ chồng công chúa không thể sinh con nên họ đã cầu xin vị thần linh cai trị ngọn núi Bromo giúp đỡ.
Lời cầu nguyện của họ sau đó đã được đáp ứng, miễn là có người nhảy xuống núi lửa Bromo. Tương truyền, một người dân đã sẵn sàng nhảy xuống núi lửa Truyền thống hiến tế vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy nhiên, người Tengger hy sinh mùa màng và động vật, thay vì con người.
Bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn đang rất phức tạp tại Indonesia, rất đông người Tengger đã có mặt để tham dự lễ hiến tế Yadnya Kasada năm nay. Họ ném trái cây, rau, hoa và thậm chí cả gia súc như dê, gà vào miệng núi lửa. Hàng dài tín đồ, gồm một số người vác dê ngang lưng, cùng leo lên đỉnh núi hiến tế với hy vọng tổ tiên và các vị thần Hindu sẽ hài lòng, mang lại thịnh vượng cho cộng đồng của họ.
"Hôm nay tôi mang một con gà lên cúng tổ tiên", ông Purwanto nói khi khoe con gà mái sặc sỡ. Trong khi đó, anh Wantoko lại mang theo cây trồng với hy vọng việc ném chúng vào núi lửa sẽ mang lại may mắn. "Tôi mang theo những cây trồng này để ruộng đồng màu mỡ và bội thu. Năm nào tôi cũng đến", anh Wantoko cho biết.
Đứng trên sườn dốc của miệng núi lửa, những người dân làng không phải thành viên bộ tộc Tengger cố bắt lễ vật bằng lưới và xà rông trước khi chúng biến mất trong làn khói cuồn cuộn. Đây không phải một phần của nghi lễ, nhưng phản ánh kêu gọi của người dân địa phương không lãng phí đồ cúng.
Lễ hiến tế Yadnya Kasada năm nay là lễ hội thứ hai kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Indonesia. "Lễ hội không thể được tổ chức ở một nơi khác hoặc tổ chức trực tuyến", ông Bambang Suprapto, người đứng đầu hiệp hội cộng đồng người Hindu của khu vực, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất