Khám phá

Bức tượng Phật trong hang đá mỉm cười gây xôn xao

Hai pho tượng Phật trong hang đá sau khi được trùng tu xuất hiện nụ cười trên gương mặt, nhưng lại gây rất nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.

Trăn khổng lồ siết cá sấu caiman 'thừa sống thiếu chết' trong cuộc chiến kịch tính tới phút chót / Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới

Tại Trung Quốc hiện nay có rất nhiều di tích cổ còn sót lại, nhưng việc bảo trì tu sửa để gìn giữ những cổ vật mang tính lịch sử này đã trở thành vấn đề không hề đơn giản. Câu chuyện tu sửa những pho tượng Phật cổ ở tỉnh Cam Túc mới đây là một ví dụ điển hình.

Bức tượng Phật trong hang đá mỉm cười gây xôn xao - 1
Hai pho tượng Phật trong hang đá.

Đí là hai bức tượng nằm trong hang đá tại Pháp Kinh Tự thuộc thị trấn Lũng Nam, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Đây là hang đá nằm tại núi Ngũ Đài, vốn có 14 bức tượng từ thời Bắc Triều tới Bắc Chu. Suốt theo chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ, những pho tượng Phật dường như "sống" cùng năm tháng.

Bức tượng Phật trong hang đá mỉm cười gây xôn xao - 2
Trái với vẻ uy nghiêm ban đầu, người dân địa phương đã trùng tu tượng Phật cổ có gương mặt như đang mỉm cười

Tuy nhiên, trải qua các biến cố khiến chúng bị hư hại. Vào tháng 7/2000, những bức tượng cổ được người dân địa phương tự tay trùng tu lại và có hình dáng như hiện tại.

Bức tượng Phật trong hang đá mỉm cười gây xôn xao - 3
Cận cảnh tượng Phật sau khi được trùng tu

Nhưng chỉ những ngày gần đây, khi hình ảnh các bức tượng sau khi trùng tu được cư dân mạng chia sẻ nhiều, mới đặc biệt thu hút sự chú ý từ dư luận. Hai bức tượng được mô tả "có biểu cảm khá tinh tế, đặc biệt là đôi mắt cong và đôi môi dường như mỉm cười".

Bức tượng Phật trong hang đá mỉm cười gây xôn xao - 4
Một khách tham quan đứng ngắm nhìn tượng Phật.

Bức tượng Phật trong hang đá mỉm cười gây xôn xao - 5
Một số pho tượng khác trong hang đá.

Khác hẳn vẻ trang nghiêm ban đầu, sau lần trùng tu này, người dân địa phương còn gọi là tượng "Phật cười". Bởi vậy, điều này đã gây nên rất nhiều phản ứng trái chiều.

Theo người dân địa phương, họ muốn sáng tạo để truyền tải nhưng thông điệp tích cực, nhưng nhiều người lại chỉ trích và cho rằng đây là việc "sửa chữa mù quáng, phản nghệ thuật".

 

Hiện tại việc tranh luận vẫn chưa chấm dứt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm