Cá da trơn xâm chiếm Châu Âu, chúng to lớn tới mức có thể ăn thịt chim bồ câu, chó cũng và cũng có thể ăn thịt người
6 loài động vật kỳ dị nhất thế giới / Ảnh động vật hoang dã ấn tượng nhất trong tuần: Hà mã ngáp để lộ hàm răng đáng sợ, rùa tắm nắng đáng yêu
Loài cá da trơn này còn được gọi là cá trê khổng lồ hay cá nheo Châu Âu. Tên khoa học của cá da trơn Châu Âu này là European catfish, là một trong những loài cá nước ngọt và cá da trơn lớn nhất thế giới.
Cá trê khổng lồ Châu Âu dài khoảng 1,3 mét đến 1,6 mét, hiếm khi thấy con cá lớn hơn 2 mét. Tuy nhiên, theo thời gian các kỷ lục về kích thước khổng lồ của loài cá này cũng dần xuất hiện, ví dụ, một con cá da trơn khổng lồ Châu Âu với chiều dài cơ thể 2,78 mét và trọng lượng 144 kg đã từng xuất hiện ở Ý.
Trong bể làm mát của nhà máy điện hạt nhân bỏ hoang ở Chernobyl, người ta cũng tìm thấy một số lượng lớn cá trê, chúng lớn hơn nhiều so với những con thông thường. Người ta từng cho rằng kích thước to lớn đó được hình thành là do phóng xạ. Nhưng các nghiên cứu sau đó cho rằng phóng xạ chẳng ảnh hưởng gì đến chúng, thay vào đó là do không có ai đến để bắt hay làm phiền chúng. Chúng có thể phát triển tự do, vì vậy chúng lớn hơn nhưng con ở các khu vực khác.
Cá da trơn khổng lồ Châu Âu có nguồn gốc từ Trung và Đông Âu, chúng được nuôi để làm thực phẩm và số lượng của chúng ở những khu vực bản địa tương đối ổn định, nhưng đó không phải là vấn đề. Vào năm 1974, một người câu cá người Đức đã mang loài cá này đến Tây Âu và thả hàng nghìn con cá con ở sông Ebro, Tây Ban Nha, với hy vọng chúng sẽ phát triển lớn để, để khi đi câu ông ta sẽ bắt được những con cá lớn hơn nữa. Ngay sau đó, những người câu cá khác đã làm theo và thả cá da trơn khổng lồ Châu Âu trên các con sông khác tại quốc gia của mình.
Và đây mới chính là một vấn đề lớn. Cá trê khổng lồ Châu Âu có khả năng sinh sản siêu việt, cá cái có thể đẻ tới 30.000 trứng trên một kg trọng lượng cơ thể, vào mùa sinh sản - mùa hè, những con cá cái có thể đẻ 700.000 trứng, và cũng không giống như các loài khác (khi đẻ xong chúng chỉ vỗ đuôi bơi đi chỗ khác), loài cá này sau khi đẻ xong, cá đực sẽ canh gác bên cạnh cá cái và cố gắng hết sức để bảo vệ trứng. Nếu những loài khác chẳng hạn như tôm hùm nước ngọt và cá chép, đến ăn trộm trứng, chúng sẽ tấn công và đánh đuổi chúng đi. Ngay cả con người, chúng cũng không sợ, khi con người lại gần chúng vẫn sẽ tấn công.
Cá da trơn khổng lồ Châu Âu cũng có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, chúng có thể trưởng thành trong vòng 4 đến 5 năm, tuổi thọ từ 20 đến 30 năm và tuổi thọ dài nhất thậm chí lên tới 80 năm. Điều này cho phép quần thể của chúng phát triển thịnh vượng ở Châu Âu một cách nhanh chóng. Chúng đã xâm lấn và tấn công các con sông và hồ ở Tây và Nam Âu tại ít nhất 10 quốc gia bao gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh, dẫn đến sự giảm sút lớn các loài cá địa phương, đặc biệt là các loài cá di cư có giá trị thương mại quan trọng như cá trích và cá hồi Đại Tây Dương. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái nước ngọt Châu Âu.
Những con cá da trơn khổng lồ của Châu Âu cũng được đưa vào Trung Quốc với sự giúp đỡ của Liên Xô vào những năm 1970 và đến sông Yili ở Tân Cương. Tuy nhiên, số phận của chúng không được thoải mái như ở Châu Âu. Chúng không lớn lên trong môi trường hoang dã tựnhiên, thay vào đó, khi ở Trung Quốc, nó được đưa vào danh mục phát triển trọng điểm quốc gia và được nuôi dưỡng cũng như sinh sản trong môi trường nhân tạo. Cá da trơn khổng lồ Châu Âu sau đó cũng được mang đến Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước khác để nuôi lấy thịt.
Trên thực tế, chúng là loài cá ăn thịt lớn, chúng có thể ăn mọi thứ từ xác chết, cá bệnh cho đến các động vật sống dưới nước như ếch nhái, ốc, côn trùng,… thậm chí có khi chúng ăn cả rắn, rùa, chuột. v.v ... ngay cả vịt trời hay chim bồ câu chúng cũng không tha, thậm chí vào năm 2001, một con cá trê khổng lồ ở Đức đã nhảy ra khỏi hồ chứa và nuốt chửng một con chó săn, do đó loài cá da trơn này còn được gọi là "Kuno the Killer".
Có một hòn đảo sỏi nhỏ ở hạ lưu sông Tarn ở Albi, một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Pháp. Những đàn chim bồ câu lớn rất thích uống nước ở đây. Thế nhưng đây cũng là nơi sinh sống của những con cá trê khổng lồ Châu Âu, khi phát hiện có chim bồ câu đứng ở trên đảo sói, chúng sẽ bơi một vòng quanh đảo và lẩn mình trong làn nước. Khi đến gần chim bồ câu, chúng sẽ lao ra khỏi mặt nước, há to miệng và kéo chim bồ câu xuống nước để thưởng thức từ từ.
Không chỉ vậy, mặc dù các chuyên gia cho rằng cá trê khổng lồ Châu Âu vô hại đối với con người, nhưng thực tế đã từng có những ghi nhận trong lịch sử rằng cá trê khổng lồ Châu Âu làm tổn thương và thậm chí ăn thịt người. Ví dụ, ở Châu Âu vào thế kỷ 16, có ghi chép về việc phát hiện hài cốt trẻ em trong dạ dày của một con cá trê khổng lồ Châu Âu; một ngư dân Romania cũng bị một con cá trê khổng lồ Châu Âu kéo xuống đáy hồ khi đang bơi ở sông Danube, vài ngày sau xác của anh ta và con cá trê cùng nổi lên mặt nước, chân của anh ta vẫn nằm trong miệng con cá trê.
Cũng có báo cáo vào năm 2009 rằng một người đàn ông Hungary đã bị cắn bởi một con cá trê nặng 100 kg và bị kéo lê dưới nước và suýt không thoát ra được. Trong chương trình truyền hình về động vật "River Monsters", một người câu cá đã bắt được ba con cá trê khổng lồ Châu Âu nặng gần 100 kg. Sau khi thả chúng ra, nhưng con cá trê này đã quay lại và cố tấn công anh ta.
Là một loại cá không có đầu óc nên tính háu ăn của cá da trơn khổng lồ Châu Âu thực ra cũng dễ hiểu, ngoài việc ăn uống và sinh sản, cuộc sống của chúng không có ý nghĩa nào khác, đây cũng chính là ý nghĩa tồn tại của hầu hết các loài động vật.
Ngoại trừ con người, cuộc sống của hầu hết các loài động vật có thể tóm gọn lại là sự trao đổi năng lượng, và khi không có sự can thiệt hay tác động có hại từ con người thì những loài động vật có thể tự do phát triển, thậm chí có thể trở thành những con quái vật trong môi trường sống của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm