Khám phá

Các nhà nghiên cứu phát hiện loài động vật mới chỉ có duy nhất ở Việt Nam mà khoa học chưa biết đến

Trong chuyến thám hiểm núi Pờ Ma Lung, thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhóm nghiên cứu đến từ tổ chức Indo-Myanmar Conservation, dẫn đầu bởi một người Việt, đã phát hiện một loài cóc mới chỉ có duy nhất ở Việt Nam.

Việt Nam sở hữu loài chim bạc tình, lưu manh nhất thế giới: Ác từ trong trứng, miễn nhiễm với độc tố / Loài động vật đẻ nhiều nhất trên thế giới, có thể đẻ hàng trăm triệu trứng nhưng vẫn là loài quý hiếm

Mới đây, tạp chí Zootaxa đã thông tin về một loài cóc mới, thuộc chi cóc răng (tên khoa học: Oreolalax) vừa được công nhận là loài cóc đặc hữu, mới được ghi nhận tại Việt Nam.

Cac-nha-nghien-cuu-phat-hien-loai-dong-vat-moi-chi-co-duy-nhat-o-viet-nam-ma-khoa-hoc-chua-biet-den-1
Cóc răng
Cac-nha-nghien-cuu-phat-hien-loai-dong-vat-moi-chi-co-duy-nhat-o-viet-nam-ma-khoa-hoc-chua-biet-den-2
Cóc răng - loài cóc mới chỉ có duy nhất ở Việt Nam

Theo đó, trong chuyến thám hiểm núi Pờ Ma Lung, thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhóm nghiên cứu đến từ tổ chức Indo-Myanmar Conservation, dẫn đầu bởi một người Việt, đã tìm thấy một loài cóc mới mà khoa học chưa biết đến.

Cac-nha-nghien-cuu-phat-hien-loai-dong-vat-moi-chi-co-duy-nhat-o-viet-nam-ma-khoa-hoc-chua-biet-den-3
Nơi tìm thấy cóc răng

Sau quá trình quan sát và tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loài cóc mới này là cóc răng núi Po Ma Lung. Đây là loài lưỡng cư thuộc chi Oreolalax thứ 2 được tìm thấy ở Việt Nam, và có nhiều đặc điểm giống với cóc răng Sterling (tên khoa học: Oreolalax sterlingae).

Đúng như tên gọi của nó, cóc răng núi Po Ma Lung có một hàng răng nhỏ trên vòm miệng, được gọi là răng vomerine. Loài lưỡng cư mới được mô tả này được bao phủ bởi các đốm đen, kem và xám và có một số đặc điểm độc đáo, bao gồm một nếp gấp da hẹp phía sau mắt, một họa tiết đốm rõ rệt trên bụng và mống mắt hai tông màu bắt mắt.

Bên cạnh đó, theo giới chuyên môn, việc phát hiện về loài cóc răng mới được xem là “chiến thắng” dành cho khu vực được mệnh danh là “điểm nóng về ếch” ở Việt Nam. Thậm chí, đây cũng là một bước tiến quan trọng hướng tới việc bảo tồn tốt hơn các loài động vật hoang dã. Bao gồm cả những loài mà chúng ta chưa từng biết đến trước đó.

“Đây là một khám phá thú vị, và một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các khu rừng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và sự đa dạng sinh học nơi đây”, TS Ben Tapley, phụ trách mảng bò sát và động vật lưỡng cư tại Vườn thú London, chia sẻ.

 

Việt Nam có tỷ lệ phát hiện các loài lưỡng cư cao nhất ở Đông Nam Á, nhưng có tương đối ít sáng kiến bảo tồn tập trung vào loài lưỡng cư.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm