Thông tin về loài động vật quý hiếm nhất thế giới: Chỉ còn 2 cá thể, đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
Lý do Vua Càn Long quyết định thoái vị sau khi nghe xong 1 câu nói của thầy bói lúc đi vi hành / Đất nước sở hữu ngọn lửa vĩnh cửu cháy 4.000 năm chưa bao giờ tắt, bất chấp mưa gió và tuyết rơi
Trước đó, loài tê giác trắng phương Bắc (tên khoa học Ceratotherium simum cottoni) từng là loài động vật quen thuộc ở các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi và Đông Phi.
Tuy nhiên, đến năm 2018, các nhà khoa học trên thế giới lại phải đau đầu tìm cách bảo tồn vì con tê giác trắng phương Bắc đực duy nhất còn lại trên thế giới đã chết do tuổi cao.
Đến hiện tại, loài động vật này chỉ còn 2 cá thể cái, đó là 2 mẹ con tê giác có tên Fatu và Najin, được chăm sóc đặc biệt tại Kenya.
Suốt những năm qua, các nhà khoa học nỗ lực tìm cách để ngăn chặn loài tê giác trắng phương Bắc tuyệt chủng. Điển hình là sáng kiến xem xét khả năng sử dụng tế bào da lấy từ 12 con tê giác trắng phương Bắc khác nhau đang được lưu trữ trong Vườn thú Đông lạnh của các nhà khoa học thuộc Liên minh Động vật Hoang dã tại vườn thú San Diego (Mỹ).
Theo đó, giải pháp này có thể giúp phục hồi quần thể tê giác trắng phương Bắc qua nhiều thế hệ mà không cần đến 2 mẹ con Fatu và Najin. Điều này sẽ tránh nguy cơ giao phối cận huyết thường dễ dẫn đến những cá thể mắc nhiều bệnh, đột biến gen và khó có khả năng sống sót.
Các nhà khoa học dự định sẽ sử dụng vật liệu di truyền từ 12 con tê giác trắng phương Bắc khác nhau để tạo ra tế bào gốc tinh trùng và trứng nhằm chuyển thành phôi thai. Tiếp đến, họ sẽ sử dụng phôi thai này để nhờ những cá thể cái của tê giác trắng phương Nam mang thai hộ.
Để xem xét tính khả thi của việc mang thai hộ kể trên, các nhà khoa học đã sử dụng mô hình máy tính để phân tích và kết quả cho thấy rằng sau 10 thế hệ, những con tê giác trắng phương Bắc sẽ không bị giao phối cận huyết. Thay vào đó, chúng sẽ trở thành một nhóm quần thể khỏe mạnh, đa dạng về mặt di truyền.
Dẫu vậy, trước mắt các nhà khoa học thuộc Liên minh Động vật Hoang dã tại vườn thú San Diego vẫn đang tìm cách biến các tế bào da đông lạnh thành các tế bào gốc tinh trùng và trứng nhằm tạo nên phôi thai của loài tê giác trắng phương Bắc.
Hơn nữa, các nhà khoa học cũng không thể khẳng định rằng các cá thể tê giác trắng phương Nam cái có thể mang thai thành công khi được cấy phôi thai của loài tê giác trắng phương Bắc vào tử cung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo