Cách nhận biết các loài rắn độc
Những sự thật đáng yêu về các loài động vật có thể bạn chưa biết / Khám phá loài động vật có ‘cú đấm mạnh nhất thế giới’
Rắn và cá sấu đều được xếp vào lớp bò sát, mang nhiều đặc điểm giống nhau như hô hấp bằng phổi, da khô, có vảy sừng bao bọc... Lớp bò sát được chia làm 4 bộ bao gồm: Bộ đầu mỏ, bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu. Rắn thuộc bộ có vảy, cá sấu thuộc bộ cá sấu. Ảnh: Johan Wandrag.
Hiện nay, người ta tìm ra khoảng 3.000 loài rắn khác nhau. Chúng có kích thước, màu sắc tương đối đa dạng nhưng vẫn mang một số điểm đặc trưng. Rắn không có chân nhưng di chuyển rất giỏi, chúng có thể nuốt chửng con mồi lớn hơn đường kính đầu của chúng. Ảnh: Seneca Park Zoo.
Trong số hơn 3.000 loài rắn, khoảng 650 loài là rắn độc. Rắn độc là nỗi sợ hãi đối với nhiều người. Con người, động vật bị rắn độc cắn có thể mất mạng. Xét về mặt ngoại hình, rắn độc và rắn lành không có sự khác biệt lớn. Vì thế, ít người phân biệt được những loại rắn này. Ảnh: Getty.
Sự khác biệt cơ bản giữa rắn độc và rắn lành là ở răng, rắn có răng độc nhất định là rắn độc. Có 2 loại răng độc, một là răng nanh, răng này có một rãnh dẫn nọc độc, có thể mọc ở phần trước hoặc sau của ngạc. Loại răng thứ hai là răng ống, chân răng ống thông với ống dẫn mạch độc. Khi cắn, cơ bên ngoài của tuyến độc co lại, ép dịch độc ở bên trong vào ống dẫn của răng và tiêm vào cơ thể con mồi. Ảnh: Getty Images.
Khi bị rắn cắn, chúng ta có thể dựa vào vết cắn để phân biệt rắn độc hay rắn lành. Rắn độc cắn thường để lại 2 chấm tròn là dấu vết của 2 nanh độc. Rắn lành sau khi cắn thường để lại nguyên hàm răng tròn gồm nhiều răng vì không có 2 nanh độc. Vết cắn do rắn độc gây ra cảm giác rất đau và sưng lên, đôi lúc khiến nạn nhân cảm thấy buồn nôn, khó thở,... Ảnh: David McNew.
Sả có mùi hương tương đối dễ chịu với con người nhưng lại là khắc tinh của loài rắn. Vì thế, sả còn được dùng để xua đuổi rắn. Con người nên áp dụng các biện pháp xua đuổi rắn, nhất là ở những vùng có nhiều rắn để hạn chế tình trạng người bị tấn công, gây ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng. Ảnh: Vũ Hương Giang.
Nhiều loài rắn độc đưa chất độc vào cơ thể nạn nhân thông qua vết cắn. Bên cạnh đó, một số loài rắn hổ mang có khả năng phóng nọc độc về phía nạn nhân khi ở một khoảng cách nhất định gây ra các tổn thương nhất định. Đặc biệt, nếu chất độc của rắn hổ mang tiếp xúc với mắt, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Vì thế, con người cần tránh xa loài rắn này. Ảnh: Thenewyorktimes.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
CLIP: Cò quăm “đối đầu” kịch tính với chó hoang để bảo vệ nguồn nước, cái kết đầy bất ngờ