Caligula - kẻ điên trên ngôi Hoàng đế
Sở thích bệnh hoạn của hoàng đế La Mã / Người La Mã cổ đại đã khiến căn bệnh kinh khủng này hoành hành và lây lan xuyên lục địa
Song, nếu đặt cạnh một trong những người tiền nhiệm - Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus, hay thường được gọi ngắn gọn là Caligula, Nero có lẽ sẽ giống với một cậu chàng ngơ ngẩn thư sinh.
Chỉ trị vì trong 3 năm 10 tháng ngắn ngủi (16/3/1937 - 24/1/1941), Caligula đã kịp thực hiện mọi tội ác kinh tởm nhất, trên cương vị là hoàng đế quyền lực nhất của toàn cõi châu Âu.
Cái chết của kẻ báng bổ
Tối ngày 24 tháng 1 năm 41, hoàng đế Caligula của đế chế La Mã trở về cung từ một rạp hát. Đến một quãng tối, một đám người nhảy xổ ra chặn đường, dao kiếm thi nhau đâm xuống thân xác ấy. Trong đám thích khách, có cả Casius Chaerea - người vừa được bổ nhiệm làm vệ sĩ của chính Caligula.
Và sau đó, họ ùa về cung. Vợ Caligula bị giết. Con gái bị giết. Thậm chí, họ đều bị giết khá tàn bạo. Thế nhưng, cả Viện nguyên lão lẫn thần dân La Mã đều hoan hỉ ăn mừng. Một hoàng đế khác được dựng lên, và lịch sử sang trang, chuyển khỏi một trang đẫm máu, đầy nghẹt bạo ngược, thú tính cũng như sự trụy lạc.
Điều phải đến cuối cùng đã đến, khi không còn ai chịu đựng nổi Caligula nữa. Song, giọt nước tràn ly không phải là việc vị hoàng đế ấy đã điên loạn đến mức đòi hỏi Viện Nguyên lão công nhận mình không chỉ là nguyên thủ tối cao mà còn là hiện thân của thánh thần. Đó chỉ là cái vỏ danh nghĩa, che lấp những xung đột lợi ích chính trị không thể dung hòa.
Còn thực chất, như đánh giá của nhà nghiên cứu lịch sử Miranda Twiss (trong cuốn The most evil men in history), yêu cầu ấy của Caligula là để kiểm tra lòng trung thành của Viện Nguyên lão.
Nó được đưa ra khi ông dẫn quân trở về từ một cuộc viễn chinh mang tính du hý vòng quanh lãnh thổ La Mã (tháng 5 năm 40), và Caligula tỏ ra khinh mạn phái đoàn của Viện Nguyên lão nghênh đón mình: "Ta chỉ trở về với nhân dân, chứ không phải các ông!".
Có điều, theo đà khuếch đại những câu chuyện kể của binh lính, nhân dân cũng đã quá sợ hãi kẻ báng bổ ấy. Họ được biết là tại cảng Boulogne (Bologna ngày nay), Caligula yêu cầu quân đội xếp hàng trên bờ biển, cả bộ binh, cung thủ, kỵ binh và máy bắn đá.
Caligula xuất hiện, băng qua mặt nước nông, cất lời nguyền rủa thần đại dương Neptune (thần thoại La Mã), và hô hào binh sĩ tấn công vào… bọt sóng. Rồi, cũng theo lệnh Caligula, binh sĩ đi thu lượm "chiến lợi phẩm". Không gì khác, đó là những vốc… vỏ ốc, vỏ sò trên bãi biển.
Cùng quãng thời gian ấy, Caligula thường xuyên ăn mặc kỳ dị, và xuất hiện như các vị thần Olympe. Người ta thường nhìn thấy ông ta đội mũ miện, đeo râu mạ vàng, tay cầm đinh ba (vũ khí quen thuộc của thần Neptune). Đôi khi, ông ta cũng ăn mặc như các nữ thần Venus, Juno hay Diana…
Chừng đó là quá đủ, để bất cứ ai cũng đồng ý rằng ông ta nên bị ám sát.
Từ vàng son đến điên loạn
Thế nhưng, thật khó tin rằng khi Caligula mới được lựa chọn lên ngôi, cả đế quốc đã mừng vui đến mức độ nào. Bởi vì Tiberius, người tiền nhiệm của ông ta, lại xa lánh triều đình, từ chối quyền lực và sống ẩn dật một cách sa đọa trên đảo Capri, từ năm 26 đến khi chết (năm 37).
Caligula là hậu duệ của một trong những gia đình quyền lực nhất đế chế La Mã, là con trai của Germanicus - một trong những tướng lĩnh quan trọng nhất ở các mặt trận phía Đông.
Song, Germanicus qua đời sớm, nghi là bị đầu độc. Vợ ông, tức là mẹ Caligula - bà Agrippina, cháu trực hệ Augustus Đại đế - cáo buộc Tiberius là thủ phạm. Bà cùng hai con trai lớn - Nero và Drusus - bị bắt, bị treo cổ và bị bỏ đói đến chết. Caligula, con út, được ân xá, nhưng những đày ải và lăng nhục ấy đã kịp hằn sâu vào tâm trí y.
Năm 31, tuổi 19, Caligula đến làm khách của Tiberius ở Capri. Đó là quãng thời gian y bắt đầu xây dựng các mối quan hệ chính trị quan trọng cho mình, bên cạnh việc nung thù nấu hận. Y kết thân với Trưởng pháp quan Macro - cánh tay phải của Tiberius.
Y cũng bắt đầu để lộ những khuynh hướng tính cách, mà sau này được người viết tiểu sử là Suetonius ghi lại: "Caligula không thể kiểm soát bản chất man rợ của mình. Ông ta thật sự thích chứng kiến những kẻ bị tra tấn đau đớn khổ sở. Vào ban đêm, ông ta thường đi ra ngoài, đội tóc giả, khoác áo choàng, lao vào những cuộc truy hoan".
Tương truyền, Tiberius từng nói với Caligula vào năm 35, khi y và một người nữa - Gemellus - được chọn làm đồng thừa kế: "Ngươi sẽ giết đứa bé này, và kẻ khác sẽ giết ngươi". Vấn đề là, Tiberius không có lựa chọn nào khác. Germanicus rất được lòng dân chúng, nên các công dân La Mã đòi hỏi quyền lực cho con trai duy nhất còn lại của ông - Caligula.
Ngày 16/3/1937, Tiberius chết. Gemellus bị cô lập. Một mình Caligula ở ngôi cao. Cả La Mã ăn mừng. Viện Nguyên lão, một cách dân túy, trao cho hoàng đế mới "quyền thế và uy lực ở mọi lĩnh vực". Sau Augustus Đại đế, chưa ai được hưởng sự ưu ái ấy.
Sáu tháng đầu tiên, Caligula hạ thuế cho dân chúng và thưởng tiền cho binh sĩ. Y thành lập đội thân binh, được trả lương rất hậu, gồm toàn các chiến binh tinh nhuệ ở quân đoàn phương Đông cũ của cha mình, gồm khá nhiều người Germany (khi đó còn chỉ là các bộ tộc chưa thống nhất thành nước Đức).
Và tiếp nối là xa hoa tột bậc, hoang phí tận cùng. Chưa lúc nào các hí trường cũng như các trường đấu (người với người, người với thú dữ, thú dữ với thú dữ) hoạt động mạnh mẽ như dưới thời Caligula. Tiền thưởng ở những nơi ấy tăng lên gấp đôi, gấp ba. Nhân dân, mê muội trong lạc thú, chẳng đòi hỏi gì hơn.
Đến năm thứ hai cầm quyền, Caligula đã tiêu xài xong 2,5 tỷ đồng vàng - số tiền Tiberius để lại sau nhiều năm chi tiêu chặt chẽ. Và rồi, ăn chơi quá độ, Caligula nằm bẹp vì suy nhược. Cả La Mã lo lắng cho số phận hoàng đế của mình. Khi hồi phục, y tuyên bố: "Ta đã được sinh ra một lần nữa, để trở thành một vị á thần!".
Đó là lúc những điều kinh khủng nhất bắt đầu.
Quỷ dữ ở ngôi cao
Không dễ dàng gì, cho dù đã 2000 năm trôi qua, để mô tả những "chiến tích" của Caligula mà không rùng mình. Ngay khi ăn mừng việc bình phục (nghĩa là ăn mừng việc được tái sinh để trở thành thần linh", đã có không ít người thiệt mạng. Có kẻ phải chiến đấu như một đấu sĩ (gladiator) đến chết. Có kẻ bị vứt xuống tường thành, đầu đội vòng hoa.
Ngày nào cũng được tuyên bố là ngày nghỉ, nên các công việc cũng như giao dịch thương mại đình trệ. Nguồn thu không còn, tiền thưởng giảm, sư tử cũng bị bỏ đói, các đấu trường xơ xác. Những tiếng la ó cũng bắt đầu vang lên trên các khán đài
Con quỷ lúc ấy lộ mặt thật. Những kẻ la ó bị lôi xuống sân đấu, đấu với bầy thú dữ đói đến tận người cuối cùng. Ra khỏi đấu trường, Caligula tiến hành triệt hạ hàng loạt người thân cận chung quanh. Gemellus, lúc đó 18 tuổi, bị ép tự sát bằng kiếm.
Hình ảnh Caligula (trái) trong một bộ phim năm 1979. |
Silanus, bố vợ Caligula, do phản đối ý kiến con rể, bị quy tội làm phản và cũng bị ép tự cắt cổ mình bằng… dao cạo. Macro, người bạn cũ, bị kết tội hãm hiếp Ennia - vợ Caligula. Cả hai đều phải tự tử.
Kế tiếp là cả một làn sóng khủng bố dành cho những ai dám phản đối hoàng đế. Luật pháp, thời điểm ấy, mang nghĩa đầu tiên là "tra tấn". Caligula không chỉ nghĩ ra những cách giết người man rợ, y còn bắt người thân tội nhân phải chứng kiến.
Mặt khác, Caligula còn giết người để… kiếm tiền. Du khách giàu có tới La Mã có thể bị ép sửa di chúc thừa kế của mình, rồi bị hạ sát. Theo như ghi chép (không loại trừ khả năng có phóng đại) của các sử gia về sau, có lần khi đang đánh bạc, Caligula hết tiền.
Y đòi mang tới danh sách điều tra dân số của xứ Gaul, và ra lệnh giết hết những người giàu nhất, rồi quay lại chiếu bạc, bình thản: "Các ngươi kiếm được vài đồng lẻ, còn ta vừa có 150 triệu deina".
Giấy mời đến gặp Caligula dành cho những người quyền cao chức trọng trong đế quốc, chính là giấy báo tử, cũng là lệnh tịch biên tài sản. Điều này lặp đi lặp lại trong cả hành trình mang quân "diễu binh" qua lãnh thổ La Mã ở Anh, Pháp, Đức… hiện tại.
Nhưng, thật may mắn cho La Mã, Caligula đã không thể kiềm chế được mình đừng vượt khỏi giới hạn, khi liên tục sỉ nhục Viện Nguyên lão. Cũng thật bất hạnh cho đế quốc ấy. Sau bốn năm tăm tối với Caligula không lâu, đến lượt Nero kế tục những truyền thống kinh hoàng…
* Caligula là biệt danh do chính bạo chúa chọn, mang ý nghĩa là "đôi giày nhỏ", để gợi nhớ lại một đôi giày đóng đinh được gọi là Caligae mà y vẫn thường mang hồi còn bé, khi theo chân các đoàn viễn chinh La Mã. * Đời sống tình dục thác loạn là điều vô cùng kinh tởm, nhưng không thể không nhắc đến khi nói về Caligula. Từ khi dậy thì, y đã loạn luân với chính chị và em ruột của mình. Ở Capri, y công khai tư thông với với vợ của Macro (và được Macro đồng ý). Y sẵn sàng đòi hỏi quan hệ tình dục với bất cứ người phụ nữ nào, kể cả vợ của các quan chức cao cấp, khi chính họ đang ngồi họp ở phòng bên cạnh. * Ám sát, bằng dao kiếm hay thuốc độc, là phương tiện thanh trừng đối thủ chính trị được sử dụng rộng rãi và quen thuộc, kể từ thời Julius Caesar. * Trong một cuộc giao tranh nhỏ năm 40, đoàn viễn chinh của Caligula bắt được 1.000 tù binh Germany. 300 người được giải về La Mã "báo công". 700 người còn lại bị giết lần lượt từng người một, trước sự chứng kiến của đồng đội. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Tượng Caligula.