Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
Loại gỗ quý được xem là 'báu vật' có tiền cũng chưa chắc có thể mua được nhưng không ai muốn trồng / Thông tin ngôi làng có 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bằng 1 hủ tục tâm linh
Kim Tơ Nam Mộc là một loại cây gỗ quý đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc, phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang. Gỗ của cây này có mùi thơm, thớ gỗ như những sợi tơ vàng được hình thành tự nhiên, sáng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
Theo đó, cây Kim Tơ Nam Mộc tuổi gỗ càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm cho tới hàng vạn năm về trước, do động đất, ngập lụt, dòng lũ cuốn đất đá chôn vùi các sinh vật hay thực vật.
Kim tơ nam mộc
Vì sao Kim tơ nam mộc được bán với giá khủng?
Sở dĩ gỗ Kim tơ nam mộc có giá trị cao là bởi trước đó nó được sử dụng độc quyền bởi hoàng gia. Gỗ Kim tơ nam mộc được đưa vào sử dụng trong hoàng cung lần đầu là từ thời nhà Nguyên. Khi đó, hoàng đế nhà Nguyên muốn tìm 1 loại gỗ phù hợp với khí chất cao quý, tao nhã của hoàng tộc nên đã lệnh cho người đi tìm.
Gỗ Kim tơ nam mộc với màu sắc vàng óng ánh đã được chọn. Nó khác với các loại Nam mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. Hơn nữa, những sợi tơ vàng trong thớ gỗ được hình thành tự nhiên không hề đơn giản. Thực chất, những sợi tơ vàng này được tạo thành do dịch tế bào của cây bị oxy hóa sau 1 thời gian dài và tụ lại trong các khe hở của thớ gỗ.
Loại gỗ từ xa xưa chỉ được dùng cho vua chúa
Sau khi được đánh bóng bề mặt, khi được đưa ra ngoài ánh nắng, gỗ Kim tơ nam mộc tỏa ra ánh vàng lấp lánh, tơ vàng hiện rõ. Loại gỗ này còn có mùi hương thanh nhã, nước không thấm, không bị mối mọt, càng không mục ruỗng.
Đặc biệt, nếu chúng là những cây Kim tơ nam mộc âm trầm thì giá trị lại càng cao. Bởi đây là loại gỗ phát sinh biến dị tự nhiên từ 2.000 cho tới hàng vạn năm trước do bị lũ lụt, động đất cuốn trôi. Sau đó bị chôn vùi dưới bùn và dưới tác động của vi khuẩn vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxy, áp suất cao mà các bon hóa lâu ngày thành "than hóa mộc". Tuy nhiên, loại gỗ này rất khó kiếm nên vua chúa ngày xưa thường chỉ dùng Kim tơ nam mộc.
Kể từ đó, gỗ Kim tơ nam mộc được đưa vào sử dụng độc quyền trong hoàng cung. Thời nhà Minh chính là thời điểm gỗ Kim tơ nam mộc được ưa chuộng nhất và dùng nhiều nhất. Từ cung điện, lăng tẩm cho tới bàn ghế, giường ngủ trong hoàng cung đều được làm từ loại gỗ này.
Những sợi tơ ánh vàng là lý do khiến Kim tơ nam mộc nổi tiếng nhưng nguyên nhân trực tiếp tạo ra mức giá "khủng" của loại gỗ này chính là ở chi phí vận chuyển. Ở thời phong kiến, các phương tiện vận chuyển không phát triển như thời hiện đại, để chuyển được những cây gỗ lớn như vậy ra khỏi núi sâu, từ Nam ra Bắc thì riêng chi phí vận chuyển đã có thể lên tới hàng chục nghìn lượng bạc rồi.
Tuy nhiên do nhu cầu của triều đình quá lớn, điển hình vào thời của Minh Thành Tổ, hoàng đế đã cử các quan đại thần đi khắp các vùng phía Nam của Trung Hoa để tìm Kim tơ nam mộc. Kết quả là, gần như Kim tơ nam mộc của Trung Hoa lúc bấy giờ bị tuyệt chủng do bị khai thác quá mức. Do đó, giá của loại gỗ này đã tăng đột biến từ đây.
Vì sao Kim tơ nam mộc có giá trị như vậy nhưng lại không có ai dám trồng?
Dù gỗ của cây Kim Tơ Nam Mộc rất có giá trị, đồng thời cây non cũng chỉ có giá khoảng 12 NDT/cây nhưng có rất ít người trồng loại cây này. Nguyên nhân là vì:
- Chu kỳ sinh trưởng của Kim Tơ Nam Mộc rất dài
Kim Tơ Nam Mộc có tốc độ sinh trưởng rất chậm. Những loại cây thông thường chỉ mất khoảng 20 năm là trưởng thành và có thể khai thác. Tuy nhiên, Kim Tơ Nam Mộc có chu kỳ sinh trưởng lâu hơn. 60 năm đầu, Kim Tơ Nam Mộc vẫn chỉ là cây non, đường kính khoảng 15cm. Phải mất đến 200 năm để có một cây Kim Tơ Nam Mộc trưởng thành. Để trồng được 1 cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc có chất lượng tốt cần mất 500 năm.
- Cần điều kiện sống khắt khe
Kim Tơ Nam Mộc là một giống cây rất khó trồng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại cây này thường mọc ở độ cao khoảng 1000-1500m, gần đó phải có thung lũng và sông nhỏ thì mới đảm bảo sự phát triển bình thường của cây. Nếu sống trong môi trường không thuận lợi, giai đoạn cây non của Kim Tơ Nam Mộc non phải kéo dài 100 năm thay vì 50 năm như bình thường.
Bên cạnh đó, loại cây này cực kỳ khó nuôi cấy nhân tạo nên việc trồng loại cây này lại là một thách thức rất lớn. Điều này dẫn tới hệ quả là chi phí trồng 1 cây Kim Tơ Nam Mộc rất cao, tốn nhiều công sức mà vốn thu hồi quá chậm.
- Không phải cây Kim Tơ Nam Mộc nào cũng cho gỗ có tơ vàng
Những sợi tơ vàng trong thớ gỗ được hình thành tự nhiên không hề đơn giản. Thực chất, những sợi tơ vàng này được tạo thành do dịch tế bào của cây bị oxi hóa sau 1 thời gian dài và tụ lại trong các khe hở của thớ gỗ.
Chúng cần những điều kiện đặc biệt để hình thành và không phải cây Kim Tơ Nam Mộc nào cũng có thể cho gỗ có tơ vàng. Do đó, tỷ lệ để trồng được một cây Kim Tơ Nam Mộc cho ra loại gỗ cực hiếm này rất thấp nên không ai dám đánh đổi để trồng nó.
- Kim tơ nam mộc là thực vật được bảo vệ cấp quốc gia
Vì số lượng Kim Tơ Nam Mộc cực kỳ hiếm nên được chính phủ Trung Quốc liệt vào danh sách thực vật được bảo vệ cấp quốc gia. Do đó, loại cây này chỉ được trồng chứ không được đốn hạ và khai thác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kiến thông minh đến mức nào? Các nhà khoa học đổ 10 tấn xi măng vào tổ kiến, sau khi đào ra, họ phát hiện ra một “đế chế dưới lòng đất” sâu 8m
2 khúc gỗ tồn tại cách đây 500.000 năm được phát hiện, hé lộ điều 'không tưởng' về người tiền sử
Bộ tộc bí ẩn nhất Việt Nam, không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai, thần chú để chữa bệnh
CLIP: Đàn chó nhà đồn lợn rừng vào đường cùng và cái kết gây chú ý
CLIP: Sư tử đực hóa 'anh trai vượt ngàn chông gai', một mình lao vào tấn công đàn trâu rừng rồi 'xử đẹp' con mồi trong tích tắc
Trong 'Tây Du Ký' đây là người phụ nữ duy nhất đã 'ăn được thịt' Đường Tăng nhưng cuối cùng cũng bởi vì thất tiết mà tự sát