Cặp đôi dị hợp nhất lịch sử Trung Hoa: Đức vua ngu si và hoàng hậu hoang dâm xấu "ma chê quỷ hờn"
Hình độc về thời trẻ ở nước ngoài của vua Bảo Đại / Đinh Bạt Tuy: Vị anh hùng quyết không thờ hai vua (Phần 1)
Đức vua ngu si nhất lịch sử nhất lịch sử
Năm 265, Tư Mã Viêm chiếm ngôi của Tào Ngụy, lập ra nhà Tấn. Lúc ấy, Tư Mã Trung lên 7 tuổi, 2 năm sau ông được cha lập làm Thái Tử. Tương truyền, ngày Tư Mã Trung chào đời, trên trời xuất hiện một vì tinh tú to và lấp lánh, đó chính là điềm báo của một vị minh quân tài đức song toàn.
Thế nhưng, những gì Tư Mã Trung thể hiện lại đi ngược lại kỳ vọng của mọi người, nhất là Tư Mã Viêm. Hành động chậm chạp, tiếp thu khó khăn, ngây ngô cười nói thậm chí xung quanh đang bàn chuyện quốc gia đại sự. Một lần, Tư Mã Trung nghe thấy tiếng ếch kêu, bàn hỏi viên thị thần: "Ếch kêu là vì việc công hay việc tư đấy?", khiến hắn cười sặc sụa nhưng phải nhanh chóng che miệng kẻ phạm tội khi quân.
Hoàng hậu xấu xí, hoang dâm và độc ác nhất lịch sử
Giả Nam Phong (257-300) là trưởng nữ của Giả Sung - vị công thần có công khai quốc nhà Tây Tấn. Năm 271, Tư Mã Viêm sai người đến hỏi con gái nhỏ của Giả Sung là Giả Ngọ để nạp thái tử phi cho Tư Mã Trung. Thế nhưng, cơ thể của Giả Ngọ quá nhỏ bé, nên đức vua quyết định nạp trưởng nữ Giả Nam Phong, 15 tuổi làm thái tử phi.
Thẻo sử sách, Giả Nam Phong vô cùng xấu xí, người thấp, ngũ quan lệch lạc, da đen sạm, răng hô, chân tay thô kệch, lưng gù, mặt dữ tợn, ngạo khí hung tàn. Xấu người, Giả Nam Phong còn xấu luôn cả nết, hoang dâm và độc ác vô cùng. Dù là mẫu nghi thiên hạ, nhưng đêm nào bà cũng sai người ra ngoài cung để tìm kiếm đàn ông "phục vụ" mình. Tuy nhiên, hành động "thương thiên hại lý" này không bao giờ bị bại lộ. Bởi mỗi lần "dùng xong", bà đều thủ tiêu bạn tình của mình.
Không chỉ vậy, lo sợ các phi tần trong hậu cung sẽ sinh được thái tư, ngôi vị bị lung lay, Giả Nam Phong luôn tìm cách ngăn cản, giở thủ đoạn tài độc với các phi tần. Sử viết, Giải Nam Phong chỉ sinh được 4 công chúa, còn Tài nhân Tạ Cửu lại sinh được hoàng tử là Tư Mã Duật được sắc phong là Thái Tử. Giả Nam Phong đố kỵ, bèn vu cho Tư Mã Duật tội phải nghịch, khiến hắn bị phế làm thứ dân, còn Tạ Cửu bị tống giam, tra tấn đến chết.
Tấn trò cười dẫn đến sự sụp đổ của một quốc gia
Tư Mã Trung vô cùng tôn sùng Giả Nam Phong. Mọi việc triều chính đều giao phó cho hoàng hậu quyết định. Thế nên dù là bậc nữ nhi, nhưng Giả Nam Phong nắm trong tay quyền lực vô cùng to lớn. Tư Mã Duật sau khi bị phế, Giả Nam Phong vẫn bứt rứt không yên bởi "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc", bằng không sẽ sinh hậu họa.
Tháng 3 năm Vĩnh Khang nguyên niên, tức năm 300, Giả Nam Phong sai người hạ sát Tư Mã Duật. Triệu vương Tư Mã Luân hay tin, vô cùng bất bình bèn dấy binh tạo phản. Tháng 4 năm 300, Luân hợp sức với Tề vương Tư Mã Quýnh đánh chiếm hoàng cung, bắt sống Giả Nam Phong và tiêu diệt toàn bộ bè cánh thân tín.
Ngày 9 tháng 4 cùng năm, Tư Mã Luân sai người mang rượu độc ép chết Giả Nam Phong. Cuộc đời của vị hoàng hậu độc ác đã chấm dứt vào tuổi 44. Một thời gian sau, tức tháng 11 năm 306, Tư Mã Trung cũng qua đời trong một ngày mùa đông rét mướt sau khi ăn nửa miếng bánh. Nhà Tấn cũng dần lụi bại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà