Đinh Bạt Tuy: Vị anh hùng quyết không thờ hai vua (Phần 1)
Xôn xao vật thể lạ đen sì nghi UFO 'ngự' trên mây / Tận mục bộ xương của "ma cà rồng" cách đây 500 năm
Đinh Bạt Tuỵ, một trí thức khoa bảng thời Lê - Trịnh, người không chỉ có những hiểu biết sâu rộng về chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn về giao thông, thủy lợi, đắp đập khai mương trên mảnh đất quê nhà.
Mồ côi cha mẹ khi 13 tuổi
Đinh Bạt Tuỵ người làng Bùi Ngoã (nay là xã Hưng Trung, huyện Hương Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ông sinh ra trong một gia đình nho học. Dòng họ nhà ông từ đời Trần trở về sau nối đời theo nghiệp nho, có đủ tài văn võ. Ông thân sinh Đinh Bạt Tuỵ là Đinh Văn Hùng, tự Phúc Thiên, con trai đầu của cụ Đinh Văn La, vốn gốc tổ là Đinh Văn Đạt ở phủ Tràng An, động Hoa Lư thiên cư vào trấn Nghệ An, phủ Anh Sơn, huyện Hưng Nguyên, tổng Hải Đô, xã Bùi Khổng, thôn Bùi Ngoã vào đời nhà Lê.
Đinh Văn Hùng tính hiền lành, đức độ, có học nhưng không tham dự thi cử. Cụ là người có công xây dựng làng xã, động viên nhân dân tu bổ đê điều, ngăn nước mặn, làm cống tiêu úng, xây dựng đường làng. Mẹ Đinh Bạt Tuỵ là cụ bà Hoàng Thị Bào, con gái một dòng họ đông đúc có thế lực trong làng. Thời trẻ cụ Bào là một người hát ví có tiếng trong vùng. Bà tính tình khiêm nhã, khoan dung, thương yêu giúp đỡ người nghèo khó, người làng Bùi Ngõa ai cũng khen bà là đức độ, về sau bà được tôn là Liệt phu nhân.
Lúc thiếu thời Đinh Bạt Tuỵ đã tỏ ra có chí tiến thủ, chăm học lại học giỏi. Trong khi sức học của Đinh Bạt Tuỵ đang có nhiều tiến bộ thì một tai vạ ập đến với ông. Cả cha và mẹ cùng qua đời. Năm đó ông mới 13 tuổi, việc học hành phải bỏ dở, hàng ngày phải đi làm thuê để kiếm sống. Một thầy đồ trong làng quý mến sức học và ý chí vươn lên của Đinh Bạt Tuỵ đã đưa ông về nuôi dưỡng và cho ăn học. Năm 25 tuổi Đinh Bạt Tuỵ thi đỗ cử nhân. Được sự giúp đỡ của thầy và các bạn bè, ông ra Thăng Long và xin học tại Quốc Tử Giám.
Không thờ hai vua
Thời bấy giờ tình hình chính trị trong nước vô cùng rối ren: Vận nước đã suy, lòng người đã lìa, tài vua lại vào hạng kém. Trong bối cảnh đó, Mạc Đăng Dung vào kinh bắt vua phải nhường ngôi, giáng vua Lê xuống làm Cung Hoàng, bắt giam vua cùng Hoàng Thái hậu và sau đó buộc Thái hậu và vua phải tự tử. Bối cảnh đó đã xảy ra cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến làm đất nước bị chia cắt. Họ Mạc thống trị ở phía ngoài gọi là Bắc triều. Họ Trịnh phò Lê Trung Hưng ở vùng Thanh Hoá trở vào gọi là Nam triều. Là người tôi trung không thể thờ hai vua, Đinh Bạt Tuỵ bỏ Thăng Long về Nghệ An mong tìm cách giúp vua dẹp loạn. Tại sách Vạn Lại (thuộc huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) là nơi Trịnh Kiểm cho xây thành điện để vua Lê ở, Đinh Bạt Tuỵ ngày đêm dùi mài kinh sử để chờ dịp thi Hội.
Sau khi làm chủ được dải đất từ Thanh Hoá đến Tân Bình - Thuận Hoá, năm Thuận Thiên thứ 6 (1554), vua Lê cho mở khoa thi "chế khoa" đây là khoa thi đặc biệt nhà vua mở để gia ân, không theo tuần tự thường kỳ. Đinh Bạt Tuỵ dự thi và đỗ Đệ nhất giáp chế khoa xuất thân khoa Giáp Dần, niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554) đời Lê Trung Tông. Tiếp đến Đinh Bạt Tuỵ được bổ làm quan giữ chức Hàn Lâm viện hiệu lý. Năm 1562, ông được giao thêm chức Đông các hiệu thư.
(Còn nữa)...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ