Câu nói nổi tiếng nhất của Tào Tháo, được rất nhiều người sử dụng nhưng cũng bị rất nhiều người hiểu lầm
Tào Tháo cả đời xem trọng và "thèm khát" 5 vị tướng này nhất, đáng nói 3 trong "ngũ hổ tướng" của Lưu Bị đều có mặt / Ba cao nhân bí ẩn khiến cả Khổng Minh lẫn Tào Tháo phải kính nể
Trong mắt người đời, Tào Tháo là gian hùng thời kì Tam Quốc, "hùng" tất nhiên là chỉ năng lực của Tào Tháo, còn "gian" chỉ sự giảo hoạt. Tào Tháo một đời trải qua không biết bao trận chiến, cũng để lại cho hậu thế rất nhiều kho tàng văn hóa, nhưng câu nói mà mọi người ấn tượng nhất khi nhắc tới Tào Tháo đó là "ninh ngộ phụ nhân, vô nhân phụ ngộ" (thà ta phụ người chứ không để người phụ ta). Câu nói này vẫn luôn được ứng dụng cho tới tận ngày hôm nay, nhưng cái mọi người không biết đó là câu nói này chính là một sự hiểu lầm của mọi người với Tào Tháo.
Ảnh minh họa.
Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc diễn nghĩa", có một cảnh rằng Tào Tháo đánh Đổng Trác thất bại, trong quá trình chạy trốn đã nương nhờ nhà của Lã Bác Xa, nghe thấy trongnhà họ có tiếng mài dao, hiểu lầm rằng họ muốn giết mình nên đã ra tay giết cả nhà Lã Bác Xa.
Đợi tới khi Lã Bác Xa mua đồ trở về mới biết thì ra nhà họ giết lợn để đãi mình, nhưng chuyện đã đến nước này, Tào Tháo cảm thấy không thể quay đầu nữa nên đã ra tay giết nốt Lã Bác Xa, đồng thời để lại câu "Ninh khiếu ngộ phụ thiên hạ nhân, hưu khiếu thiên hạ nhân phụ ngộ" (thà để ta phụ cả thiên hạ chứ không để cả thiên hạ phụ ta). Chính vì chuyện này mà mọi người luôn có thái độ không tốt về Tào Tháo, cảm thấy Tào Tháo là một tiểu nhân gian xảo. Nhưng, sự thật không phải như vậy.
Ảnh minh họa: Internet
Trong sách Ngụy, cũng có ghi chép lại câu chuyện này. Trong sách nói, Lã Bác Xa dù muốn chiêu đãi Tào Tháo, khi đó khách của Lã Bác Xa đều không thích Tào Tháo, vì vậy muốn nhân lúc Lã Bác Xa không ở nhà, muốn liên kết lại bắt Tào Tháo sau đó đi lĩnh thưởng.
Tào Tháo thấy vậy, tự nhiên muốn phản kháng lại, vì vậy mới giết những người có ý định giết mình, đây chẳng qua là một hành động tự vệ. Đồng thời, trong quá trình này, mặc dù Tào Tháo có nói một vài lời nhưng không hề để lại câu thà để thiên hạ phụ ta… như vậy.
Vậy thì, câu nói này rốt cuộc đến từ đâu? Trong "Tôn thành tạp kí", Tào Tháo thầm đau buồn nói "ninh ngộ phụ nhân", còn nửa câu sau "vô nhân phụ ngộ" là do người ta tự thêm vào. Thử nghĩ xem, nếu chỉ xem một vế "ninh ngộ phụ nhân", trong đó, "ninh" có nghĩa là "nan đạo" (lẽ nào), cộng thêm với tâm trạng đau khổ của Tào Tháo khi đó, có khi nào đây là những lời suy tư của Tào Tháo sau khi làm ra chuyện có lỗi với ai đó?
Vậy thì, trong "Tam Quốc diễn nghĩa" vì sao lại miêu tả Tào Tháo như vậy? Thực ra không khó giải thích, bởi lẽ "Tam Quốc diễn nghĩa" xem Lưu thị là chính thống, đứng về phía Lưu Bị, vì vậy mà có cái nhìn phiến diện về Tào Tháo, cũng vì cuốn tiểu thuyết này quá nổi tiếng nên phần lớn ấn tượng của mọi người về Tào Tháo đều có phần tiêu cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi