Khám phá

Cây cối sẽ tuyệt chủng ít hơn hiện giờ đến 500 lần nếu loài người không tồn tại

Kết luận của một nghiên cứu cho thấy tác động của con người là lớn đến mức nào.

Phát hiện bất ngờ về trùm Hitler / Giải mã bí mật cái chết của Hitler

Việc con người tồn tại và phát triển gây ra tác động lớn đến tự nhiên là điều mà ai cũng biết. Vài năm trước, các nhà khoa học đã xác định rằng số thực vật tuyệt chủng ở thời hiện đại rơi vào khoảng 150 loài. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, con số thực tế phải cao hơn gấp 4 lần.

Tính từ thời điểm năm 1753, khi cha đẻ của hệ thống 'phân loại hiện đại' Carl Linnaeus áp dụng nó lên các loài thực vật, đã có ít nhất 571 loài thực sự biến mất. Cũng theo nghiên cứu này thì kể từ năm 1900, trung bình mỗi năm có 3 loài thực vật tuyệt chủng - nhanh hơn gấp 500 lần so với dự đoán trước kia, và hơn gấp đôi so với tốc độ tuyệt chủng của các loài thú, chim cùng lưỡng cư hợp lại.

Ảnh minh họa.
'Chúng ta đã không dành cho thực vật sự quan tâm đúng mực,' - Maria Vorontsova, chuyên gia thực vật học cho biết.

'Động vật đúng là dễ thương, có vai trò quan trọng và độ đa dạng sinh học cao, nhưng thực vật cũng vậy. Có điều, tôi đã sốc khi mức độ quan tâm dành cho các loài thực vật bị tuyệt chủng là rất thấp.'

Cụ thể, phân tích của các chuyên gia đến từ Vườn bách thảo Hoàng gia Kew (Anh Quốc) cho thấy chưa đầy 1/2 các báo cáo về thực vật tuyệt chủng cho kết quả thực sự chính xác, kể cả là Sách Đỏ của IUCN.

Trong số 122 loài nằm trong mục tuyệt chủng của Sach Đỏ, có ít nhất 50 loài đã được phát hiện vẫn đang tồn tại, hoặc cần được tái phân loại. Nhưng điều đáng ngại hơn là danh sách ấy thiếu đi khoảng 491 loài đã biến mất ngoài tự nhiên.

Kết quả của nghiên cứu dựa trên các dữ liệu trong 3 thập kỷ chưa được công bố về thực vật tuyệt chủng tại vườn Kew. Một mặt, dữ liệu cho thấy khoảng 0,2% các loài thực vật trên thế giới đã tuyệt chủng - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 5% ở chim và thú. Nhưng mặt khác, quãng thời gian tuyệt chủng của thực vật lại dài hơn, nên con người cần nhiều thời gian hơn để xác định một loài thực vật có thực sự tuyệt chủng hay chưa.

 

Hay nói cách khác, số lượng thực vật tuyệt chủng có thể lớn hơn dữ liệu trên rất nhiều.

'Kết luận này ứng với 89% các loài thực vật được cho là đã tái xuất hiện, nhưng chỉ với số lượng cực kỳ hạn chế.'

'Vậy nên, chúng tôi cho rằng chúng ta đã đánh giá quá thấp tốc độ tuyệt chủng của thực vật trên hành tinh này.'

 

Ngày nay, đa số các loài thực vật bị đã tuyệt chủng thường xảy ra ở các vùng nhiệt đới và Địa Trung Hải, bao gồm các khu vực của Úc, Ấn Độ, Hawaii... Trong số đó, có phân nửa từng chỉ tồn tại trên 1 hòn đảo, và 18% đã từng rất phát triển quanh vùng biển Thái Bình Dương.

Việc các loài thực vật biến mất với tốc độ nhanh như vậy được cho là vì sự xuất hiện của con người.

Trong vòng 3 thập kỷ qua, có khoảng 300.000 loài thực vật được đưa vào dữ liệu của Vườn Kew, vào hạng mục 'cây được tái tìm thấy'. Mỗi năm, có thêm 16 loài ai cũng nghĩ đã tuyệt chủng cũng xuất hiện. Tuy nhiên, chúng chỉ xuất hiện ở một khu vực rất nhỏ (đảo), còn đại đa số đất liền nơi chúng từng tồn tại thì không.

 

Hàng triệu sinh vật trên đời đang sống phụ thuộc vào cây cối - bao gồm cả con người chúng ta. Theo Alan Gray - nhà sinh vật học không tham dự nghiên cứu - con người cần nhanh chóng xác định xem chúng ta có thể làm gì để cứu lấy đa dạng sinh học ở thực vật.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm