Cây độc: Cà độc dược trồng phổ biến làm cảnh nhưng lại chứa chất độc bảng A
'Nhà cây' độc đáo giữa lòng Hà Nội / Rùng mình trước 10 loài cây độc nhất thế giới
Cà độc dược còn gọi là mạn đà la (hoa trắng), tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà (Solanaceae).Đây là loài câythuộc loại thân thảo, cao 1–2 m, sống quanh năm. Phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều nhau. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Cánh hoa màu trắng hay vàng, dính liền nhau thành hình phễu, dài 16–18 cm. Quả hình cầu, đường kính khoảng 3 cm, mặt ngoài có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt màu vàng.
Chia sẻ trên báo VnExpress, Giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam", cho biết cà độc dược được trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta. Tuy nhiên ít người biết rằng cây này có chứa scopolamine gây ảo giác giống thành phần trong cây hoa loa kèn độc.
Ở nước ta, cây này mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm cảnh, làm thuốc. Người ta đã tạo ra nhiều giống có màu lá khác nhau như xanh tía hay tim tím, hoa đơn hay hoa đôi. Cà độc dược phân bố từ Sơn La, Lạng Sơn, Huế đến Khánh Hòa, TP HCM, Cần Thơ.
Cà độc dược chứa nhiều alcaloid, chủ yếu là scopolamine (chất gây ảo giác mạnh), ngoài ra còn có hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin. Lá cũng có nhiều hyoscyamin. Lượng scopolamine được tìm thấy nhiều nhất ở hoa.
Theo Đông y, hoa cà độc dược vị cay, tính ôn, độc, có tác dụng ngăn suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp. Cây được xếp vào bảng có độc tính cao, các thành phần alcaloid có khả năng hủy phó giao cảm, tạo ảo giác mạnh, mê sảng, hoang mang, khiến con người không thể phân biệt được thực tế và tưởng tượng. Dùng cà độc dược liều cao, đặc biệt là hoa và lá có thể dẫn đến ngộ độc, mê sảng kéo dài, mất trí nhớ, thậm chí tử vong. Khi phát hiện bị ngộ độc, phải giải độc bằng đường vàng và cam thảo.
Nói về sự nguy hiểm của cà độc dược, trao đổi trên báo Người lao động, GS-TS Đỗ Tất Lợi nhận định, mạn đà la là tiếng Trung Quốc phát âm từ chữ gọi tên cho loài cây có tên khoa học là Datura metel L., màu sắc sặc sỡ và đúng là cây mà ở nước ta có tên gọi là cà độc dược, thuộc nhóm độc bảng A, mọc hoang (cũng có nơi được trồng làm thuốc), gặp nhiều ở miền núi phía Bắc.
Trong cây cà độc dược có 2 loại chất: hyoxin và atropin, có trong lá, hoa, thân cây. Đây là cây được ghi trong danh mục cây thuốc trị hen suyễn. Các tài liệu cổ cũng ghi nhận cà độc dược vị cay, tính ôn, có tác dụng trong khử phong thấp, chữa hen suyễn, nước sắc dùng cho những nơi tê dại, uống trong các trường hợp chữa kinh sợ, cuốn thuốc hút chữa ho do hàn, nhưng là loại có độc chất.
Liều độc của atropin tác động lên não làm say, có khi làm nạn nhân phát điên, hô hấp tăng, sốt, nổi cuồng, có lúc tê liệt tứ chi do thần kinh trung ương bị ức chế. Còn hyoxin tác dụng gần như atropin nhưng làm giãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn. Hyoxin ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích. Vì vậy hyoxin được dùng ở trong lĩnh vực điều trị thần kinh nhằm chữa co giật trong bệnh parkinson, hoặc phối hợp với atropin để chống say xe, làm dịu thần kinh.
GS-TS Đỗ Tất Lợi khẳng định tuy có một số lợi ích như vậy nhưng cà độc dược thuộc vào loại có độc chất nên phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt không dùng được cho những người thể lực yếu, có bệnh về đường tim mạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù