Cây độc: Hình dáng rất giống với hoa hồi gia vị nhưng ăn vào là ngộ độc
Cây độc: Ngộ nghĩnh như sừng trâu nhưng có thể giết người trong vòng 48 tiếng / Cây độc: Đẹp ma mị nhưng chỉ cần chạm nhẹ 'Mũ Quỷ' cũng có thể giết người
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, cây hồi núi hay còn gọi là đại hồi núi (Faux badianier). Tên khoa học Illicium griffithiì Hook. et Thoms. Thuộc họ Hồi llliciaceae.
![Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/09/25/Cay-doc-Hinh-dang-rat-giong-voi-hoa-hoi-gia-vi-nhung-an-vao-la-ngo-doc_1.jpg?format=webp)
Hồi núi là cây của vùng Viễn Đông, phân bố ở Đông Dương, Malaixia. Ở nước ta, cây Hồi mọc hoang rải rác trên núi đá vôi ở Lạng Sơn (huyện Chi Lăng), Hoà Bình (Đà Bắc), các tỉnh Tây Bắc và một số tỉnh phía Nam như Khánh Hoà (Vọng Phu), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Lang Biang).
Nhân dân ta thường không sử dụng hồi núi, nhưng do hình dáng dễ nhầm lẫn với đại hồi hay dùng pha lẫn với đại hồi thật với mục đích giả mạo gây ra những vụ ngộ độc. Hồi núi mang chất độc nguy hiểm phải cẩn thận.
![Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/09/25/Cay-doc-Hinh-dang-rat-giong-voi-hoa-hoi-gia-vi-nhung-an-vao-la-ngo-doc_2.jpg?format=webp)
Hồi núi là một loại cây cao 8-15m. Lá hình bầu dục, không rụng, dai, nhẵn, phiến lá nguyên, dài 6-8cm, rộng 2,5-3cm, tập trung thành từng cụm 4- 5 lá một giống như mọc thành vòng giả, cuống lá dài 8-10cm. Hoa màu đỏ hồng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả gồm nhiều đại mọc tỏa theo hình nan hoa, hai bên dẹt, lá noãn cụt ở phía gốc, đầu có mỏ hẹp và dài bằng lá noãn đầu cong lên giống như chiếc liềm.
Trong quả và lá cây hồi núi có tình dầu: Mùi tinh dầu có phần giống mùi hồi, nhưng có phần giống hạt tiêu.
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được. Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng, chân tay lạnh, chảy nước rãi. Rễ cũng được dân gian dùng thay quả Hồi.
Phân biệt:
![Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/09/25/Cay-doc-Hinh-dang-rat-giong-voi-hoa-hoi-gia-vi-nhung-an-vao-la-ngo-doc_3.jpg?format=webp)
Hoa hồi gia vị có 8 cánh, ở giữa thấy rõ hạt nụ, cho vào miệng nhai sẽ có vị hăng nồng, thơm, hậu ngọt.
![Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc Cây độc: Hình dáng rất giống với đại hồi nhưng ăn vào là ngộ độc](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/09/25/Cay-doc-Hinh-dang-rat-giong-voi-hoa-hoi-gia-vi-nhung-an-vao-la-ngo-doc_4.jpg?format=webp)
Hoa hồi núi có từ 9 đến 13-14 cánh, cánh hoa ko đồng đều, nhọn và có hình móc ở ngoài góc cánh hoa, ăn sẽ có vị chua ko thơm nồng như hoa hồi thật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý