Khám phá

Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất

Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không lấy được gậy Như Ý (còn gọi là Kim Cô Bổng) từ chỗ Đông Hải Long Vương sau khi học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư. Kim Cô Bổng có thể phóng to thu nhỏ tùy theo ý chủ nhân.

UFO 'khổng lồ' xuất hiện gần căn cứ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ / Cựu chiến binh không quân từng gây chấn động khi tiết lộ về người ngoài hành tinh, sinh vật này đã sống trên Trái Đất?

Trong "Tây Du Ký", gậy Như ý xuất hiện trong chương thứ 3. Khi đó Tôn Ngộ Không xuống dưới thủy cung của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng để tìm kiếm một thứ vũ khí phù hợp với sức mạnh của mình. Sau khi tất cả mọi thứ khí thần thông như kiếm, giáo và kích nặng hàng ngàn cân cũng không thể làm thỏa mãn được Tôn Ngộ Không.

>> Xem thêm: Những đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới cổ đại, có 1 đội quân từng thảm bại ở Việt Nam

gậy như ý, tây du ký, tôn ngộ không

Ảnh minh họa.

Thấy vậy, Đông Hải Long Vương vốn định chỉ cho Tôn Ngộ Không thấy thần châm quá nặng, thấy khó mà lui. Nào ngờ, pháp bảo ngàn năm gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, thu nhỏ thành gậy Như ý cho Ngộ Không tùy ý sử dụng. Với vũ khí mới này, Tôn Ngộ Không tung hoành ngang dọc, thậm chí còn đại náo thiên cung, khiến cho thiên đình trời nghiêng đất ngả.

>> Xem thêm: Bí ẩn về ngôi làng ma ám từng được Sách Kỷ lục Guinness vinh danh: Có ít nhất 12 hồn ma lang thang

gậy như ý, tây du ký, tôn ngộ không

Trong nguyên tắc "Tây Du Ký" miêu tả về gậy Như Ý nặng tới 1 vạn 3 ngàn 5 trăm cân, có thể phóng to thu nhỏ tùy ý. Gậy Như Ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ: "Như ý kim cô bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân". Những dòng chữ cho thấy rằng cây gậy này tuân theo lệnh của chủ nhân sở hữu nó, có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.

>> Xem thêm: Giải mã chuyện người bị chó cắn 'phát dại' khi đến đám tang

 

gậy như ý, tây du ký, tôn ngộ không

Nói về gậy Như Ý, trong truyện viết rằng chiếc gậy vốn là khối thần thiết vạn năm được Thái Thượng Lão Quân 9 lần nấu luyện. Gậy Như Ý có tên đầy đủ là Như Ý Kim Cô Bổng. Như vậy, Thái Thượng Lão Quân chính là chủ nhân đầu tiên của gậy Như Ý.

>> Xem thêm: Chú ‘trâu hồng’ độc lạ: 35 năm qua chưa từng mắc bệnh, trả 20 tỷ đồng chủ nhân cũng từ chối bán

Chủ nhân thứ hai là Đại Vũ. Lúc thiên hạ hồng thủy, Đại Vũ đã mượn Thái Thượng Lão Quân, đem Như Ý Kim Cô Bổng đi trị thủy. Thái Thượng Lão Quân sau đó cũng quên mất sự tồn tại của gậy Như Ý. Bởi vì khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung, Thái Thượng Lão Quân đối với cây gậy này tựa hồ cũng không có ấn tượng gì.

gậy như ý, tây du ký, tôn ngộ không

Tạo hình Tôn Ngộ Không cầm gậy Như Ý trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

 

Lúc Đại Vũ tang thiêng, vì để người dân trong thiên hạ không còn bị lũ lụt uy hiếp, liền đem Kim Cô Bổng lưu lại Đông hải từ đó có tên gọi là Định Hải Thần Châm. Bởi vậy quyền sở hữu kim cô bổng lúc này thuộc về Đông Hải Long Vương. Theo truyền thuyết, Long Vương không hề hèn nhát và bất tài như trong "Tây Du Ký". Thời xa xưa, rồng là hiện thân của hoàng đế và có uy cao trong dân chúng, hơn nữa, Long Vương còn là người ban mưa trong thiên hạ. Không ngoa khi nói Long Vương là phúc lành của vạn vật trên đời.

>> Xem thêm: CLIP: Cậu bé 3 tuổi bị chó Rottweiler tấn công và cái kết khó đoán

gậy như ý, tây du ký, tôn ngộ không

Chủ nhân thứ tư của gậy Như Ý chính là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không mặc dù là một con khỉ rất hiếm trên thế giới, nhưng lại ra đời tương đối muộn so với các chủ nhân trước của gậy Như Ý.

Dù Tôn Ngộ Không sau này tuy thành Phật nhưng thành tựu của hắn vẫn không thể bằng những người trước đó. Trên thế gian ngàn năm vạn năm, thành tựu của của các bậc đại tiên là vô lượng, cho nên Tôn Ngộ Không là chủ nhân kém nhất của gậy Như Ý.

 

Dĩ nhiên Tôn Ngộ Không thì không thể so sánh được với Long Vương, lại càng không thể so sánh với Đại Vũ và Thái Thượng Lão Quân. Tuy nhiên, phải đến khi gặp được Tôn Ngộ Không, người - vật tâm đầu ý hợp, mới phát huy được sức mạnh vô cực của gậy Như Ý.

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm